Thế giới

Lãnh đạo Myanmar chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN

ClockThứ Hai, 08/08/2022 15:43
TTH.VN - Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (8/8/1967 - 8/8/2022), Chủ tịch Hội đồng Hành pháp Nhà nước Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing chia sẻ:

ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030Học giả Nga đánh giá cao vai trò và vị trí địa chiến lược của ASEANMỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam ÁBộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc về MyanmarTổ chức lễ thượng cờ kỷ niệm ngày thành lập ASEAN tại Venezuela

Chủ tịch Hội đồng Hành pháp Nhà nước Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Vào dịp kỷ niệm này, tôi rất vui mừng được gửi lời chào nồng nhiệt nhất và lời chúc tốt đẹp nhất đến đồng bào chúng ta và nhân dân các nước thành viên ASEAN.

Thành tựu của Hiệp hội

Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ASEAN năm nay giúp chúng ta có cơ hội để kịp thời nhìn nhận lại và suy ngẫm về những thành tựu mà khu vực đã đạt được trong suốt hơn 5 thập kỷ qua trong tiến trình xây dựng một cộng đồng gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế, có trách nhiệm với xã hội và thực sự hướng tới con người, lấy con người làm trung tâm.

Khi ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 với 5 quốc gia thành viên ban đầu, Chiến tranh Lạnh đã xảy ra ở tất cả các quốc gia và khu vực với đầy rẫy những căng thẳng và xung đột. Thời điểm đó, đã xuất hiện sự hoài nghi về khả năng tiếp tục tồn tại của hiệp hội... Tuy nhiên, trong hơn 5 thập kỷ, ASEAN đã có thể ngăn chặn sự leo thang của xung đột trong khu vực thông qua các biện pháp hòa bình và ngoại giao.

Về mặt này, ASEAN đã phát triển từ sức mạnh đến sức mạnh với sự mở rộng đáng kể lên thành 10 quốc gia thành viên vào năm 1999, đồng thời tăng cường tăng cường quan hệ đối ngoại với 11 Đối tác đối thoại, 4 Đối tác đối thoại ngành và 4 Đối tác phát triển. Năm 2021, ASEAN đã thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (CSP) với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Khối thịnh vượng chung Australia, làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ có ý nghĩa, thực chất và cùng có lợi với các quốc gia tương ứng.

Cần lưu ý rằng ASEAN đã chính thức thành lập 55 Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba và các tổ chức quốc tế ở thủ đô của nhiều nước và các thành phố quan trọng trên thế giới nhằm thúc đẩy mối quan tâm và bản sắc của ASEAN, cũng như tạo điều kiện tăng cường hơn nữa quan hệ đối ngoại của ASEAN.

Hơn nữa, việc ngày càng có nhiều bên quan tâm theo đuổi cam kết với ASEAN và gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) chứng tỏ rằng các chuẩn mực và giá trị của ASEAN ngày càng được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Ngày nay, ASEAN đã trở thành một hình mẫu thành công của chủ nghĩa khu vực trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, đồng thời, hiệp hội cũng đã và đang trở thành một tổ chức khu vực quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.

Trong những năm qua, chúng ta đã và đang cùng nhau xây dựng một cộng đồng có sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội tốt, giúp nâng cao mức sống và hạnh phúc của người dân. Ngày nay, ASEAN đã có những bước phát triển đáng kể để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và lớn thứ sáu trên thế giới.

Thêm vào đó, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực, song ASEAN vẫn phải đối mặt với những thách thức khu vực và toàn cầu dai dẳng và cả những thách thức đang nổi lên, từ các vấn đề truyền thống đến phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán trái phép chất ma túy, buôn người, khủng bố, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, cũng như các bệnh truyền nhiễm mới nổi, an ninh lượng thực và năng lượng.

Về vấn đề này, Campuchia là Chủ tịch ASEAN năm 2022 đã chọn “ASEAN Hành động: Cùng nhau giải quyết thách thức” là chủ đề cho năm nay. Tinh thần “Chung sức” của ASEAN hướng dẫn các nước trong khu vực tiến bộ hơn nữa để hướng tới một cộng đồng hài hòa, hòa bình, thịnh vượng và bền vững hơn với tư cách là một đại gia đình đoàn kết và thống nhất gồm 10 thành viên.

Ngoài những thách thức chính mà khu vực phải đối mặt, ASEAN đã được xem xét về khả năng chuẩn bị, khả năng ứng phó và khả năng phục hồi trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của toàn khu vực và gây ra những khó khăn to lớn cho cuộc sống của người dân kể từ đầu năm 2020.

Nhờ những nỗ lực chung của toàn khu vực và khả năng phục hồi của chúng ta, ASEAN đã có thể quản lý tốt đại dịch COVID-19 và các tác động kinh tế - xã hội liên quan, thông qua các biện pháp cụ thể như thực hiện Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN, Khung sắp xếp hành lang đi lại ASEAN và thành lập Trung tâm ASEAN về các trường hợp khẩn cấp và bệnh mới nổi nhằm phục hồi nhanh chóng, toàn diện và bền vững trong khu vực Đông Nam Á.

ASEAN phải kiên cường, đoàn kết và mạnh mẽ trước sức ép và ảnh hưởng xuất phát từ các cuộc đối đầu địa chính trị gia tăng để thúc đẩy hơn nữa một cấu trúc khu vực cởi mở, minh bạch và toàn diện dựa trên các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Cam kết của Myanmar

Kể từ khi gia nhập hiệp hội vào ngày 23/7/1997, Myanmar đã chứng tỏ mình là một thành viên có trách nhiệm, chủ động và mang tính xây dựng ASEAN. Myanmar cũng là nước ủng hộ mạnh mẽ cho những nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Myanmar cam kết thúc đẩy quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN và những sáng kiến chính trong Khuôn khổ ba thuộc Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, bao gồm Chương trình Công tác giai đoạn 4 của Sáng kiến Hội nhập ASEAN và Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN 2025. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập hiệp hội, đại diện chính phủ đất nước Myanmar, Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing khuyến khích tất cả các công dân tích cực cùng chính phủ thực hiện hóa các nguyện vọng của ASEAN và đóng góp vào sự thúc đẩy các nỗ lực xây dựng cộng đồng nhằm hướng tới đạt được hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực nói riêng và còn hơn thế nữa.

Đan Lê (Lược dịch từ The Global New Light of Myanmar)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Return to top