Thế giới

Đông Nam Á - Điểm đến thu hút sự chú ý khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi

ClockThứ Sáu, 07/06/2024 06:55
TTH - Khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh các chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, do căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn liên quan đến đại dịch đang thúc đẩy thêm nhiều doanh nghiệp áp dụng các chiến lược đa dạng hóa.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEANPhilippines và Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam ÁThái Lan đặt mục tiêu trở thành thành viên Đông Nam Á đầu tiên của BRICS

 Dây chuyền sản xuất tại một công ty có vốn đầu tư Nhật Bản ở tỉnh Quảng Nam. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào 6 nền kinh tế lớn của khu vực bao gồm: Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Philippines đã tăng vọt 5,5% lên mức cao kỷ lục 224 tỷ USD vào năm 2022 so với một năm trước đó.

Đáng chú ý, Singapore ghi nhận mức tăng giá trị cao nhất, chiếm hơn 60% vốn FDI trong khu vực. Tỷ trọng FDI toàn cầu của khu vực này cũng đang tăng lên; từ mức dưới 15% vào năm 2021, đã tăng lên hơn 17% một năm sau đó, theo một báo cáo đầu tư được Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) công bố hồi tháng 12 năm ngoái.

 FDI vào Malaysia, Singapore và Việt Nam đã đạt mức kỷ lục trong năm 2022, trong khi mức tăng trưởng của Campuchia và Indonesia không thay đổi, mặc dù đầu tư vẫn duy trì ở mức cao. Báo cáo lưu ý, dòng vốn vào các quốc gia ASEAN đã vượt qua Trung Quốc trong năm thứ hai liên tiếp.

Trong khi đó, một báo cáo của Ngân hàng OCBC cho rằng, xu hướng chuyển đổi hướng đầu tư là do sự đa dạng hóa mạng lưới cung ứng khu vực và toàn cầu. Những cải cách mạnh mẽ và môi trường vĩ mô đáng khích lệ trong khu vực cũng đang làm tăng thêm vị thế của khu vực như một địa điểm đầu tư. Các dòng vốn FDI vào ASEAN đã tăng lên 236 tỷ USD vào năm 2023, tăng 24% so với mức trung bình hàng năm là 190 tỷ USD trong giai đoạn 2020 - 2022.

Hơn 71% dòng vốn FDI vào ASEAN đến từ 10 nhà đầu tư hàng đầu, so với 63% vào năm 2021. Trong đó, Mỹ tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất trong khu vực, các khoản đầu tư đã tăng 6% lên 37 tỷ USD, với khoảng 20 tỷ USD được rót vào các lĩnh vực sản xuất và tài chính.

Nhật Bản, nhà đầu tư lớn thứ hai (không tính đến đầu tư nội khối ASEAN), đã tăng gần 24% lên 26 tỷ USD vào năm 2022; tập trung vào kho bãi, vận tải, phụ tùng ô tô và các hoạt động liên quan đến xe điện.

Bên cạnh đó, đầu tư nội khối đã tăng năm thứ 3 liên tiếp lên mức kỷ lục 28 tỷ USD vào năm 2022; đây cũng là nguồn đầu tư lớn thứ hai trong cùng kỳ. 5 ngành công nghiệp hàng đầu bao gồm: tài chính và bảo hiểm, sản xuất, thông tin và truyền thông, bất động sản và năng lượng đã thu hút 87% vốn đầu tư nội khối ASEAN.

Cũng theo báo cáo đầu tư nói trên, mặc dù đầu tư nội khối ASEAN tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dòng vốn FDI vẫn ở mức dưới 20% kể từ năm 2017. Ước tính tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của các dòng vốn FDI ngoài ASEAN trong giai đoạn 2015 - 2022 là 9,2%, cao hơn gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của dòng vốn FDI trong khu vực.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thay đổi diện mạo cho sản phẩm truyền thống

Sau hơn 1 năm thực hiện chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương” thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (nhiệm vụ 844), Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế đã góp phần thay đổi diện mạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm truyền thống địa phương.

Thay đổi diện mạo cho sản phẩm truyền thống
Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn

Đông Nam Á có một lượng lớn dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, khiến nơi đây trở thành môi trường chín muồi cho tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tương lai của tài chính vi mô trong khu vực phụ thuộc vào việc nắm bắt những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, theo một bài viết được đăng tải trên Tờ Thailand Business News.

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
UNHCR: Số người phải di dời trên toàn cầu đạt mức cao mới

Theo Báo cáo Xu hướng Toàn cầu năm 2024 của cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) vừa công bố ngày 13/6, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di dời trên thế giới trong năm nay và năm ngoái đã lên đến mức cao mới trong lịch sử.

UNHCR Số người phải di dời trên toàn cầu đạt mức cao mới
Return to top