Thế giới

Đông Nam Á đối mặt nguy cơ mắc các chủng bệnh zoonotic

ClockThứ Sáu, 22/05/2020 20:19
TTH - Theo Tiến sĩ Theresa Mundita S. Lim, Giám đốc điều hành Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ABC), sự đa dạng sinh học phong phú của Đông Nam Á và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng từ bên ngoài đã và đang biến hoạt động săn bắn và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trở thành một hoạt động kiếm lời béo bở. Tuy nhiên, chúng cũng khiến khu vực có nguy cơ đối mặt với nhiều chủng bệnh lây truyền từ động vật, hay còn gọi là “zoonotic”.

Australia kêu gọi các nước G20 đóng cửa các chợ động vật hoang dãHoạt động săn bắt và tiêu thụ thịt động vật hoang dã của con người là nguồn cơn của đại dịch

Buôn bán và tiêu thụ thịt động vật hoang dã khiến con người mắc các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Vietnam+

Khoảng 2/3 trong tổng số các bệnh truyền nhiễm ở người trên toàn cầu đều có nguồn gốc là zoonotic, trong đó virus và mầm bệnh khác xuất phát từ động vật hoang dã, hoặc vật nuôi, sau đó lây truyền sang người. Các dịch bệnh bùng phát và ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Nam Á như bệnh Nipah (1999), dịch SARS (2002), cúm gia cầm (2003), Reston Ebola virus (2008) và COVID-19 (2019) đều có nguồn gốc từ động vật và hiện có khoảng 1,7 triệu loại virus chưa được xác định có thể vẫn còn tồn tại ở động vật có vú và các loài chim, có thể lây sang người, Tiến sĩ Theresa Mundita S.Lim thông tin.

Buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã là con đường ngắn nhất khiến con người dễ nhiễm các chủng bệnh có nguồn gốc từ động vật, trong đó, nổi bật nhất là các loài động vật hoang dã như tê tê, mèo rừng. Nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra khi khu vực ASEAN chỉ chiếm 3% diện tích bề mặt trái đất, song là môi trường sống của 18% các loài động, thực vật trên thế giới. Khu vực cũng bao phủ 173.000km bờ biển, với rất nhiều loài sinh vật biển sinh sống.

Với sự đa dạng này, ASEAN không chỉ là nguồn khai thác phong phú của hoạt động buôn bán bất hợp pháp, mà đây còn là điểm trung chuyển trung gian cho động vật hoang dã bị buôn bán.

Thêm vào đó, áp lực đối với hệ sinh thái môi trường, chẳng hạn như lấn chiếm và chuyển đổi sử dụng đất từ đất thiên nhiên sang xây dựng trang trại và khu dân cư... khiến con người có nguy cơ cao khi tiếp xúc gần hơn với động vật hoang dã.

Đây được xem là lời cảnh báo cho tất cả chúng ta rằng sự suy giảm về quần thể động vật hoang dã đang làm tăng khả năng virus lây nhiễm sang người.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Manila Bulletin)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ

Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực ở Trung Bộ đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong khi đó, dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực trên tiếp tục có mưa. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương.

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ
Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông
Return to top