Thế giới

Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI

ClockThứ Ba, 06/08/2024 06:34
TTH - Theo báo cáo Triển vọng Đông Nam Á giai đoạn 2024 - 2034 do Angsana Council, Bain & Company và ngân hàng DBS vừa công bố, Đông Nam Á có khả năng vượt qua Trung Quốc về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập kỷ tới.

ASEAN: Tăng trưởng đơn đặt hàng mới đạt mức cao nhất trong 15 thángKhám phá châu Á với Asia Legend Travel: Điểm đến tuyệt vời cho du khách quốc tế2 lĩnh vực giúp ASEAN đi đúng lộ trình đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế

 Theo báo cáo, Việt Nam đang dẫn đầu tăng trưởng của khu vực, theo sát là Philippines và Indonesia. Ảnh minh họa: chinhphu.vn

Sáu nền kinh tế hàng đầu của khu vực, bao gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore (còn gọi là SEA-6), được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 5,1%, vượt xa Trung Quốc.

Một trong những yếu tố chính thúc đẩy đà tăng trưởng này là sự gia tăng đáng kể của FDI. Lần đầu tiên trong một thập kỷ, SEA-6 đã thu hút nhiều FDI hơn Trung Quốc. Năm 2023, FDI của SEA-6 đạt 206 tỷ USD, trong khi Trung Quốc nhận được 43 tỷ USD. Con số này cho thấy trong giai đoạn 2018 - 2022, FDI của SEA-6 tăng 37%, cao hơn nhiều so với mức 10% của Trung Quốc.

Mặc dù Đông Nam Á trước đây tụt hậu so với các cường quốc kinh tế như Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng hiện tại khu vực này đang ở vị thế có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Theo báo cáo, một số yếu tố góp phần vào sự chuyển đổi tích cực này bao gồm đầu tư trong nước mạnh mẽ; nền kinh tế đa dạng, vượt ra ngoài các ngành công nghiệp truyền thống; và nhân khẩu học thuận lợi, với lực lượng dân số trẻ gia tăng.

Đáng lưu ý, Việt Nam đang dẫn đầu tăng trưởng của khu vực, theo sát là Philippines và Indonesia. Việt Nam và Philippines dự kiến sẽ vượt mức tăng trưởng 6%, Indonesia theo sát phía sau với 5,7%. Tiếp đến là Malaysia với 4,5%, trong khi Thái Lan và Singapore dự kiến sẽ tăng trưởng lần lượt 2,8% và 2,5%.

Ông Taimur Baig, Giám đốc điều hành của ngân hàng DBS, bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của khu vực. Theo đó, báo cáo cho rằng, tốc độ tăng trưởng và FDI của Đông Nam Á sẽ vượt Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Trong tương lai, để đẩy nhanh tăng trưởng, các chuyên gia cho rằng các nước Đông Nam Á cần áp dụng các chiến lược chuyển hướng nguồn lực, thực hiện các thay đổi chính sách táo bạo và chấp nhận rủi ro trong một số vấn đề như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục… để phát huy hết tiềm năng của mình.

Báo cáo cũng xác định 5 cơ hội chính để đẩy nhanh tăng trưởng trong khu vực này, bao gồm đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng mới nổi, khuyến khích những công ty đột phá nhờ công nghệ, củng cố thị trường vốn và tăng quy mô đầu tư, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và hỗ trợ các sáng kiến đa phương.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Nation Thailand)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành động cải thiện chất lượng giáo dục ở Đông Nam Á

Là một khảo sát quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi tại các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD về toán, khoa học và đọc hiểu, chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) đã cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách các quốc gia Đông Nam Á có thể cải thiện kết quả giáo dục. Bằng cách tập trung vào những kỹ năng cơ bản, cùng với đó là tận dụng dữ liệu đánh giá và trao quyền cho các nhà giáo dục, học sinh các nước có thể đạt được những tiến bộ đáng kể.

Hành động cải thiện chất lượng giáo dục ở Đông Nam Á
Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV/2024

Kinh tế tháng Tám và 8 tháng năm 2024 tiếp tục quá trình phục hồi của những tháng đầu năm, với dấu ấn đậm nét của động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm nay có thể lập mốc lịch sử 400 tỷ USD.

Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV 2024
Return to top