Thế giới

Đông Nam Á: Nguồn tài trợ cho hệ sinh thái công nghệ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm

ClockThứ Hai, 02/10/2023 06:48
TTH - Nguồn tài trợ tiếp tục trở thành thách thức đối với các công ty khởi nghiệp ở khu vực Đông Nam Á, trong bối cảnh nguồn vốn tài trợ dành cho hệ sinh thái này trong quý III/2023 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, còn 835 triệu USD.

UNICEF: Thế giới hiện có 250 triệu trẻ em thất học

 Nguồn tài trợ dành cho hệ sinh thái công nghệ đã giảm xuống mức 835 triệu USD trong quý III/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo một báo cáo vừa được Công ty tình báo thị trường Traxcn công bố, mức tài trợ thấp này được ghi nhận sau mức tăng đột biến hồi quý II năm nay, khi nguồn tài trợ chạm ngưỡng 3,2 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, nguồn tài trợ trong quý III vừa qua đã giảm 66% từ mức 2,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, báo cáo của Traxcn cũng lưu ý, Indonesia đã đi ngược lại xu hướng giảm về nguồn tài trợ, khi ghi nhận mức tăng trưởng 110% so với quý trước đó, lên mức 448 triệu USD trong cùng kỳ, từ mức 213 triệu USD được ghi nhận trong quý II/2023. Và so với cùng kỳ năm ngoái, nguồn tài trợ trong quý III/2023 đã giảm 28%, từ mức 628 triệu USD.

Đối với nguồn tài trợ cho các vòng gọi vốn, sự sụt giảm cũng được báo cáo tại khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, các vòng gọi vốn giai đoạn sau đã thu hẹp 57% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 395 triệu USD trong quý III năm nay, từ mức 922 triệu USD.

Bên cạnh đó, các vòng gọi vốn giai đoạn đầu chứng kiến mức thu hẹp 75% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 329 triệu USD trong quý III vừa qua, từ mức 1,3 tỷ USD. Vòng gọi vốn hạt giống đã giảm 58,4% xuống còn 111 triệu USD trong quý III/2023, từ mức 267 triệu USD cùng kỳ một năm trước đó.

Tính theo lĩnh vực, những lĩnh vực nhận được tài trợ cao nhất là thực phẩm và công nghệ nông nghiệp, công nghệ tài chính (fintech), và khoa học đời sống. Trong đó, nguồn tài trợ dành cho lĩnh vực thực phẩm và công nghệ nông nghiệp trong quý III năm nay đã giảm 40% xuống còn 248 triệu USD, từ mức 413 triệu USD.

Nguồn tài trợ của lĩnh vực công nghệ tài chính đã thu hẹp 74% xuống còn 236 triệu USD, từ mức 874 triệu USD. Trong khi đó, nguồn tài trợ dành cho lĩnh vực khoa học đời sống tăng 584% lên 119 triệu USD, từ mức 17,4 triệu USD.

Cũng theo dữ liệu từ Traxcn, khu vực Đông Nam Á đã không ghi nhận thêm một kỳ lân nào khác trong quý III năm nay, trong khi trên toàn cầu đã có thêm 11 kỳ lân. Được biết, kỳ lân (unicorn) là các công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD.

Trong một nhận định liên quan, Công ty tình báo thị trường Traxcn cho rằng: “Bất chấp những thách thức, vẫn có sự lạc quan đáng kể về sự tăng trưởng dài hạn của khu vực, nhờ các yếu tố như dân số trẻ, cơ sở người tiêu dùng lớn và sự phụ thuộc vào những hệ thống tài chính và thương mại phi chính thức, qua đó giúp mang lại số lượng lớn những cơ hội chưa được khai thác dành cho cả nhà đầu tư và các nhà khởi nghiệp”.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times & Technode Global)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ bức xạ an toàn trong y tế, công nghiệp

Ngày 29/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh về "Ứng dụng công nghệ bức xạ trong y tế, công nghiệp và đề xuất các giải pháp cho tỉnh Thừa Thiên Huế".

Ứng dụng công nghệ bức xạ an toàn trong y tế, công nghiệp
Đông Nam Á cho thấy khả năng phục hồi giữa các mối đe dọa sức khỏe

Các nền kinh tế chủ chốt của Đông Nam Á, như Singapore, Malaysia và Indonesia có thể rút ra những bài học quý giá từ đại dịch COVID-19 để tăng cường những chiến lược của khu vực trong việc quản lý bệnh đậu mùa khỉ và đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế - xã hội thông qua sự hợp tác chặt chẽ, theo Tờ The Jakarta Post.

Đông Nam Á cho thấy khả năng phục hồi giữa các mối đe dọa sức khỏe
Return to top