Thế giới

Đồng rúp Nga là tiền tệ tăng trưởng nhanh nhất năm 2022

ClockChủ Nhật, 15/05/2022 14:43
Ban đầu, ngay sau khi Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine, đồng rúp (ruble) đã giảm mạnh, song sau đó lại bật tăng ngoạn mục.

Moody's: Khủng hoảng Nga-Ukraine làm tăng rủi ro cho nền kinh tế toàn cầuDiễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg lần thứ 24: Nỗ lực thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Tiền xu của Nga. Ảnh: AFP

Đồng rúp của Nga đã trở thành loại tiền dẫn đầu về sức tăng trưởng trong số 31 đồng tiền chính trên thế giới được Bloomberg theo dõi.

Kể từ đầu năm 2022, đồng rúp đã tăng 11% so với đồng đô la Mỹ, vượt lên đồng real của Brazil với 9% và bỏ xa 29 đồng tiền chủ chốt khác.

Ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng các đồng tiền chính trên thế giới là đồng peso của Mexico, với mức tăng trưởng 1% so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu năm.

Trong khi đó, đồng tiền của Nga đã tăng 12% trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2, tỷ giá hối đoái quốc gia của nước này bắt đầu giảm, có thời điểm đạt mức kỷ lục 120 rúp đổi lấy 1 đô la Mỹ vào tháng 3. 

Sau đó, bất chấp các lệnh trừng phạt toàn diện của phương Tây nhằm vào hệ thống tài chính Nga, đồng nội tệ rúp đã nhanh chóng được củng cố sức mạnh.

Theo kết quả giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, sáng 15/5, 1 đồng đô la Mỹ đổi được 64,54 rúp.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top