Thế giới

Moody's: Khủng hoảng Nga-Ukraine làm tăng rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu

ClockThứ Bảy, 05/03/2022 19:51
TTH.VN - Trong một nhận định ngày 4/3, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service cho rằng xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt kinh tế tiếp theo đang làm “gia tăng rủi ro” đối với triển vọng kinh tế toàn cầu.

Virus Corona tác động chi tiêu ở Trung Quốc, ảnh hưởng các công ty toàn cầuMoody’s: ASEAN-5 đối mặt với nguy cơ suy thoái gia tăngMoody’s: Lĩnh vực ngân hàng, fintech của Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh

Moody's nhận định nền kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều rủi ro từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Ảnh: Cafeland

Theo Moody’s, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng.

Ông Kelvin Dalrymple, phó chủ tịch kiêm chuyên gia tín dụng cấp cao của Moody's, cho biết: “Xung đột quân sự leo thang sẽ khiến sự phục hồi kinh tế của châu Âu gặp rủi ro… Phần còn lại của thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc giá hàng hóa trong thời điểm lạm phát ở mức cao, hậu quả tài chính từ các lệnh trừng phạt đối với Nga và từ sự biến động của thị trường tài chính”.

Theo ông, Nga và Belarus sẽ chịu tác động trực tiếp nhất của các lệnh trừng phạt sâu rộng do Mỹ và các đồng minh áp đặt, trong khi các thực thể nước ngoài làm ăn với Nga sẽ đối mặt với các tác động gián tiếp.

Từ đó, Moody’s lo ngại những diễn biến này có thể gây ra “những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu”.

Báo cáo của cơ quan xếp hạng này cũng cho rằng các cú sốc về giá hàng hóa sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát, nhất là ở các nền kinh tế nhập khẩu nhiều hàng hóa của Nga.

“Kể từ khi xung đột xảy ra, giá dầu đã tăng trên 100 USD/thùng. Nga là nhà sản xuất lớn các kim loại bao gồm nhôm, bạch kim, đồng và palladium, và giá của chúng cũng tăng do khủng hoảng… Trong khi các nước khác sản xuất các kim loại này sẽ được hưởng lợi khi giá tăng cao, thì người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn khi mức tăng giá được chuyển về phía họ”, Moody’s nói thêm.

Đồng thời, Nga và Ukraine cũng là những nước thống trị ngành sản xuất khí neon trên toàn cầu, một thành phần trong sản xuất chất bán dẫn, từ đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu chip và các vấn đề cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô.

Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Kinh tế và Xã hội của Anh, căng thẳng tại Ukraine có thể làm giảm 1% GDP toàn cầu trong năm 2023, tương đương khoảng 1.000 tỷ USD. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng còn khiến lạm phát toàn cầu gia tăng thêm 3% trong năm nay và khoảng 2% vào năm 2023.

Báo cáo của Moody’s cũng lưu ý rằng thị trường tài chính toàn cầu đã biến động mạnh kể từ khi xảy ra xung đột, với sự không chắc chắn về địa chính trị, giá hàng hóa cao hơn, gia tăng các lệnh trừng phạt và gián đoạn kinh doanh trong khu vực sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

“Nếu điều này gây thắt chặt đáng kể và kéo dài đối với thanh khoản, nó sẽ làm suy yếu các điều kiện cấp vốn cho các tổ chức phát hành có lợi nhuận cao trên thế giới và đối với các quốc gia thị trường mới nổi phụ thuộc vào dòng vốn quốc tế. Một số quốc gia trong số đó đã bị hạn chế khả năng tiếp cận tài chính”. Trong bối cảnh này, đồng USD tiếp tục mạnh lên. Tuy nhiên, cho đến nay, chênh lệch tín dụng trong khu vực đồng euro chỉ mở rộng vừa phải và vẫn ở dưới mức đỉnh của thời điểm bắt đầu đại dịch, Moody’s nêu rõ.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Yahoo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Rủi ro trên công trường xây dựng

Hình ảnh nhiều thợ xây cheo leo trên giàn giáo để làm việc mà không có đồ bảo hộ lao động vẫn diễn ra tại nhiều công trình xây dựng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động và những hậu quả khó lường.

Rủi ro trên công trường xây dựng
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top