Thế giới

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

ClockThứ Ba, 14/05/2024 05:51
TTH - Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Ông Trump cân nhắc trừng phạt các nước từ bỏ đồng đô la Mỹ trong thương mại?Mối đe dọa sự thống trị của đồng USD

 Châu Á đang tăng cường hành động để ngăn chặn sự giảm giá của đồng nội tệ khi đồng USD mạnh lên. Ảnh: Reuters/Vietnamnet

Được biết, các nhà phân tích tiền tệ đang tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 của Mỹ - dự kiến sẽ được công bố ngày 15/4, sau khi dữ liệu tháng trước đã khiến đồng yên Nhật sụt giảm.

Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) - dữ liệu kinh tế quan trọng gần đây nhất của Mỹ, yếu hơn dự kiến, khiến các đồng nội tệ châu Á có thể “thở phào”. Tuy nhiên, chỉ riêng yếu đó sẽ không đẩy đồng USD xuống giá thấp hơn, bà Fiona Lim - chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Maybank Singapore, nhận định. Cũng theo bà Lim, dữ liệu lạm phát sắp tới của Mỹ “thực sự sẽ quyết định động thái tiếp theo đối với các đồng nội tệ châu Á”.

Theo Nikkei, đồng yên Nhật là một trong những đồng tiền châu Á bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nền kinh tế Mỹ mạnh hơn dự kiến.

Các nhà phân tích cho rằng, Chính phủ Nhật Bản dường như đã có 2 lần can thiệp gần đây để củng cố đồng nội tệ, mặc dù dữ liệu chính thức vẫn chưa được công bố. Trước đó, đồng yên đã trượt giá quá ngưỡng 160 yên đổi 1 USD - mốc tỷ giá thấp nhất trong 34 năm. Sau các động thái của Bộ Tài chính Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), đồng yên hiện đang dao động ở mức 155 yên đổi 1 USD, giảm 9,4% trong năm nay.

Tại Hàn Quốc, dữ liệu của Ngân hàng trung ương (BOK) cho thấy dự trữ ngoại hối vào cuối tháng 4/2024 đã giảm gần 6 tỷ USD so với một tháng trước đó, một phần do nước này nỗ lực ngăn chặn sự sụt giá của đồng won.

Trong một tuyên bố, BOK cho biết sự sụt giảm dự trữ ngoại hối này có liên quan đến một số yếu tố, bao gồm “các biện pháp ổn định thị trường như hoán đổi tiền tệ với Dịch vụ Hưu trí Quốc gia (NPS)”.

Tại Indonesia, Ngân hàng trung ương nước này trong tháng 4 đã bất ngờ tăng lãi suất chuẩn thêm 25 điểm cơ bản lên 6,25% để tăng giá đồng tiền. Thống đốc Ngân hàng Indonesia Perry Warjiyo tuần trước nói rằng, dữ liệu cho thấy hiện sẽ không có thêm đợt tăng lãi suất nào nữa và cam kết sẽ nỗ lực củng cố đồng Rupiah của nước này ở mức dưới 16.000 Rupiah đổi 1 USD.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Nikkei)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Return to top