Thế giới

Dòng vốn FDI vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng mạnh trong trung hạn

ClockThứ Hai, 11/10/2021 21:13
TTH - Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 11/10, Oxford Economics nhận định triển vọng đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong trung hạn vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó Trung Quốc một lần nữa có thể là điểm đến hàng đầu thu hút FDI.

Trung Quốc, ASEAN mở ra kỷ nguyên mới về thịnh vượng và phát triển chung

Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ô tô vốn FDI tại Hải Dương, Việt Nam. Ảnh: AFP/Nhadautu

Theo Sian Fenner, nhà kinh tế hàng đầu châu Á của Oxford Economics, trong khi các chuỗi cung ứng tiếp tục điều chỉnh theo chi phí lao động cao hơn ở Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ thương mại, Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam, sẵn sàng trở thành người hưởng lợi chính. Dựa trên bảng điểm thu hút FDI mới của Oxford Economics, Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn nhất đối với FDI, chiếm hơn 9% tổng vốn FDI toàn cầu trong thập kỷ tới.

Điều đó cho thấy tỷ trọng dòng vốn FDI toàn cầu có thể sẽ có xu hướng thấp hơn trong giai đoạn 2020-2029, do thành phần đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tiếp tục phát triển .

Cụ thể, đầu tư nước ngoài có thể sẽ hướng nhiều hơn vào dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa Trung Quốc. Trong khi đó, dòng FDI trước đây hướng vào lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu có kỹ năng thấp có thể sẽ tiếp tục được chuyển hướng sang các nước châu Á khác. Đặc biệt, Việt Nam được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ những điều chỉnh chuỗi cung ứng này, do vị trí gần Trung Quốc, có chi phí nhân công thấp và đã tham gia các hiệp định thương mại tự do. Tuy vậy, bà Fenner lưu ý, Việt Nam vẫn cần cải cách cơ cấu để nâng cao khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và phải đảm bảo giáo dục đầy đủ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Trong khi đó, Oxford Economics nhận định các nền kinh tế tiên tiến ít có khả năng được hưởng lợi nhất, do mức lương cao và triển vọng nhân khẩu học đầy thách thức. Đồng thời, môi trường FDI ở các nền kinh tế tiên tiến cũng trở nên hạn chế hơn kể từ sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, dù các nước này có thể không phải là điểm đến hấp dẫn đối với FDI, nhưng chúng được kỳ vọng sẽ vẫn là nguồn cung cấp FDI quan trọng trong khu vực, với Hiệp định RCEP tiếp tục thúc đẩy dòng vốn nội khối khi khối hội nhập kinh tế hơn nữa.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút FDI: Lợi ích kép

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) là động lực tạo chuyển biến trong tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm cũng như thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp (DN).

Thu hút FDI Lợi ích kép
Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI

Theo báo cáo Triển vọng Đông Nam Á giai đoạn 2024 - 2034 do Angsana Council, Bain & Company và ngân hàng DBS vừa công bố, Đông Nam Á có khả năng vượt qua Trung Quốc về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập kỷ tới.

Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI
Nhu cầu điện toàn cầu dự báo tăng mạnh trong năm 2024 và 2025

Theo báo cáo mới nhất vừa được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố, tăng trưởng nhu cầu điện toàn cầu vào năm 2024 và năm 2025 được dự báo nằm trong số những mức tăng cao nhất trong 2 thập kỷ qua, và riêng năng lượng mặt trời dự kiến sẽ đáp ứng một nửa mức tăng này.

Nhu cầu điện toàn cầu dự báo tăng mạnh trong năm 2024 và 2025
Triển vọng trong kêu gọi vốn FDI

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm. Bên cạnh dòng đầu tư mới tiếp tục tăng, nhiều dự án đang hoạt động tại Việt Nam cũng mở rộng quy mô sản xuất, góp phần gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Triển vọng trong kêu gọi vốn FDI
Return to top