Thế giới

Du lịch nội địa có thể thúc đẩy phục hồi du lịch Đông Nam Á

ClockChủ Nhật, 03/09/2023 08:26
TTH.VN - Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết của ông Caesar Indra, Chủ tịch nền tảng du lịch trực tuyến Đông Nam Á Traveloka, vừa được đăng tải trên Tạp chí Nikkei Asia ngày 2/9.

Du lịch sẽ mang đến nền kinh tế trị giá 15,5 nghìn tỷ USD vào năm 2033Nhu cầu du lịch vẫn là “ưu tiên hàng đầu” trong năm 2023 - 2024

 Du khách tại sân bay Ngurah Rai ở thành phố Denpasar, đảo Bali, Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, bài viết cho hay, trong hai năm qua, người dân khu vực Đông Nam Á đã tìm lại niềm đam mê du lịch khi các biện pháp hạn chế biên giới liên quan đến đại dịch COVID-19 kéo dài, bằng cách tìm tới những điểm đến trong nước.

Theo ông Caesar Indra, du lịch quốc tế hiện đã bắt đầu phục hồi, nhưng sự phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch vẫn còn xa. Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO) báo cáo, du lịch quốc tế hồi năm ngoái đã thấp hơn 37% so với năm 2019. Ngoài ra, nhiều nhà quan sát nhận thấy khoảng cách này sẽ vẫn tồn tại cho đến ít nhất là năm 2024.

Trong khi đó, du lịch nội địa vẫn là một trụ cột sáng giá ở Đông Nam Á. Nhiều người trong khu vực này tiếp tục tìm kiếm những viên ngọc quý của quê hương. Có thể thấy, các chuyến đi trong nước chiếm phần lớn mức tăng 20% về lượng đặt vé máy bay trên Traveloka trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 5 năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái.

“Những con số được cải thiện này đang đáng khích lệ các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch trong khu vực. Bằng những bước đi táo bạo để nắm bắt du lịch nội địa, Đông Nam Á đang cho thấy ý nghĩa lớn hơn đối với du lịch, trong khi người dân đang gặt hái những thành quả về sinh kế được cải thiện và tăng trưởng kinh tế”, bài viết nhận định.

Bên cạnh đó, du lịch nội địa đã trở thành một nền tảng của ngành du lịch Đông Nam Á trong nhiều năm. Doanh thu khu vực từ du lịch địa phương đã đạt đỉnh ở mức 145,1 tỷ USD vào năm 2019, gần bằng mức doanh thu 147,6 tỷ USD mang lại cho khu vực này thông qua du lịch quốc tế trong cùng kỳ.

Đáng chú ý, đầu tư vào các điểm đến địa phương mang lại những lợi ích hữu hình cho người dân của một quốc gia, đồng thời làm nổi bật những viên ngọc tiềm ẩn đối với cả người dân và du khách nước ngoài.

“Những chiến lược như vậy có thể trao quyền cho người dân sống ở những khu vực nông thôn để mang lại những trải nghiệm du lịch độc đáo, tăng cường việc làm bằng cách tạo ra việc làm ổn định với mức lương cao hơn. Những hướng dẫn viên cộng đồng có thể đóng vai trò là những người điều hướng, và người kể chuyện chuyên nghiệp, đồng thời kích thích chi tiêu đối với các sản phẩm”, ông Caesar Indra cho hay.

Chẳng hạn như, Indonesia là một trong những quốc gia Đông Nam Á đang nắm bắt du lịch nội địa như một chiến lược phát triển kinh tế. Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia đã đặt mục tiêu 1,4 tỷ chuyến đi nghỉ mát nội địa trong năm nay.

Cũng theo bài viết nói trên, đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của các chiến lược du lịch nội địa của Đông Nam Á. Các Chính phủ trong khu vực đang thử nghiệm những ý tưởng như chương trình trợ cấp du lịch và hợp tác định giá…

“Du lịch nội địa đã và đang vạch ra con đường phục hồi du lịch của Đông Nam Á. Đối với một số người, việc phát hiện ra điều gì đó kỳ diệu ngay bên trong biên giới của quốc gia có thể gợi lên ý nghĩa lớn hơn so với những cảnh tượng và âm thanh được trải nghiệm ở nước ngoài.

Điều quan trọng là du lịch nội địa tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ cả khu vực công và tư nhân để nâng cao mức sống ở Đông Nam Á, và mang lại lợi ích kinh tế. Khi ngày càng có nhiều người lấy lại niềm yêu thích du lịch, một mạng lưới địa phương mạnh mẽ sẽ cho phép sự phát triển của nhiều điểm đến và trải nghiệm đa dạng dành cho tất cả mọi người.

Những quốc gia tiếp tục đầu tư vào du lịch nội địa sẽ có khả năng vượt qua các cơn bão trong tương lai tốt hơn. Cuối cùng, sức mạnh và mục đích của du lịch địa phương là làm phong phú các nền văn hóa, phát triển những điểm đến độc đáo và tạo ra những trải nghiệm đích thực; song, chúng ta cần tiếp tục đầu tư, quảng bá và triển khai cơ sở hạ tầng hỗ trợ để thực sự hiện thực hoá các lợi ích”, Chủ tịch Traveloka nhận định.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Return to top