Thế giới

Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực

ClockThứ Bảy, 02/07/2022 14:41
TTH - Trong hai năm đại dịch, một lượng lớn lao động trong ngành hàng không đã rơi vào cảnh thất nghiệp khi không có việc làm. Nhưng giờ đây, khi du lịch bắt đầu khởi sắc trở lại, các hãng hàng không trên thế giới lại đang phải “đau đầu” trước vấn đề thiếu nhân lực.

IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến ​​sẽ có lãi vào năm 2023Du lịch hàng không đang phục hồi mạnh, châu Á có xu hướng tụt lại phía sau

Hành khách xếp hàng dài chờ đợi ở sân bay Schiphol, Hà Lan. Ảnh: Getty Images

Từ sân bay ở Sydney, nơi hành khách đang đợi hàng giờ để làm thủ tục, cho đến cảnh hỗn loạn ở các sân bay Ấn Độ và châu Âu, ngành hàng không gần như không có đủ nhân lực để vận hành trơn tru, ngay cả khi nhu cầu du lịch có thể vẫn chưa đạt đỉnh.

Thực tế, khi các quốc gia mở cửa lại biên giới và dỡ bỏ các hạn chế vì COVID-19, hoạt động du lịch đã trở lại với tần suất cao đến mức dẫn đến tình trạng khủng hoảng lao động chưa từng có. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn do trong thời gian đại dịch, nhiều hãng hàng không đã phải sa thải hàng trăm nghìn nhân công. Do sự bấp bênh đó, nhiều người không muốn quay lại ngành này. Đồng thời, việc mở rộng quy mô với tốc độ quá nhanh là một rủi ro cho các hãng hàng không và sân bay, trong bối cảnh lạm phát và áp lực kinh tế đang ngày càng gia tăng, đặt ra câu hỏi về mức độ bền vững của nhu cầu hiện tại.

“Vào thời điểm này, tất cả các sân bay và hãng hàng không đều thiếu nhân lực”, ông Geoff Culbert, Giám đốc điều hành sân bay Sydney cho biết. Sau khi gần một nửa lực lượng lao động của sân bay gồm 33.000 người bị mất việc trong đại dịch COVID-19, sân bay này đang cố gắng phục hồi lại, nhưng “chúng tôi không còn là nơi làm việc hấp dẫn như trước nữa”, ông Culbert thừa nhận.

Bị mất việc vì đại dịch, nhiều nhân viên trong ngành hàng không đã chuyển sang các nghề nghiệp khác ít biến động hơn và do đó, việc thu hút họ trở lại ngành này vấp phải không ít khó khăn. Sân bay Changi của Singapore đang tìm kiếm 6.600 lao động, từ nhân viên an ninh cho đến phục vụ ăn uống. Trong khi đó Tập đoàn Certis đang đưa ra khoản tiền thưởng hấp dẫn 25.000 SGD (khoảng 18.000 USD) khi gia nhập tập đoàn, gấp khoảng 10 lần mức lương cơ bản hàng tháng, cho một số vị trí việc làm.

Lỗ hổng lớn về nhân lực

Sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng chính là chủ đề thảo luận tại hội nghị thường niên lần thứ 78 của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) diễn ra tại Doha vừa qua. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong khâu làm thủ tục, hủy chuyến và gây thất vọng cho cả các hãng hàng không và du khách trên khắp các khu vực. Tình hình đã trở nên tồi tệ đến mức Giám đốc điều hành của Ryanair Holdings – hãng hàng không lớn thứ 3 châu Âu đã phải kêu gọi sự giúp đỡ từ quân nhân Anh, trong khi hãng hàng không Qantas của Australia quyết định sẽ phải đưa nhân viên ở trụ sở chính đến làm tình nguyện viên tại sân bay trong kỳ nghỉ cao điểm vào tháng 7 này.

Ông Jens Ritter, Giám đốc điều hành của hãng hàng không Lufthansa, cho biết hãng này đang phải vật lộn để vận hành lịch trình đã định với chất lượng và thời gian như đã cam kết. “Nhiều người đã rời bỏ lĩnh vực hàng không trong thời kỳ đại dịch và tìm việc ở nơi khác. Giờ đây, các đối tác trong hệ thống của chúng tôi như sân bay và nhà cung cấp dịch vụ ăn uống đang gặp phải tình trạng thiếu nhân viên trầm trọng và đang gặp khó khăn trong việc thuê nhân viên mới”, ông nói rõ.

Ngoài ra, các biện pháp đảm bảo an ninh cần thiết đối với lao động khi làm việc ở sân bay cũng làm tăng thêm khó khăn cho việc tuyển dụng. British Airways có khoảng 3.000 nhân viên tiềm năng đang bị mắc kẹt trong quá trình kiểm tra lý lịch, trong khi tại EasyJet, 140 thành viên phi hành đoàn đã được đào tạo và sẵn sàng làm việc nhưng chưa có các thẻ thông hành cần thiết.

Theo ông Izham Ismail, Giám đốc điều hành của Malaysia Airlines, tất cả những yếu tố này có nghĩa là có thể phải mất tới 12 tháng để tình trạng thiếu nhân lực được xoa dịu. “Tôi tin rằng các bên liên quan, các nhà hoạch định chính sách cần làm việc cùng nhau để giải quyết tất cả các vấn đề trên”, ông cho biết.

Nhu cầu liệu có dài lâu?

Tuy nhiên, đằng sau sự hối thúc phải tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới để đáp ứng tình hình hiện nay là mối lo ngại lớn về việc nhu cầu này có thể sẽ không kéo dài. Khi đó, các hãng hàng không có thể đối mặt với vấn đề thừa nhân sự - cả về máy bay và nhân lực. Thực tế, giá vé máy bay hiện đã cao hơn nhiều so với mức chi trả được một cách thoải mái của hầu hết khách du lịch, lạm phát ở mọi nơi đang làm tăng chi phí sinh hoạt và nhiều khả năng người dân có thể sẽ thích ở nhà hoặc du lịch nội địa hơn, sau khi nhu cầu dịch chuyển bùng phát mạnh sau thời gian dài bị dồn nén do đại dịch.

Theo ông Robert Mann, người đứng đầu công ty tư vấn hàng không R.W. Mann & Co., sau các tháng du lịch cao điểm ở Bắc bán cầu từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, sự kết hợp của việc mở cửa lại trường học và đi làm trở lại, cùng với sự sụt giảm nhu cầu bình thường theo mùa, sẽ buộc các hãng hàng không giảm giá vé, thu hẹp lại quy mô. Tỷ suất lợi nhuận của các hãng hàng không sẽ sụt giảm, có nghĩa là các hãng sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn về công suất vận hành và đội ngũ lao động, để có thể tối ưu hóa lợi nhuận.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp & lược dịch từ Japantimes & The Economics)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Return to top