Thế giới

Du lịch hàng không đang phục hồi mạnh, châu Á có xu hướng tụt lại phía sau

ClockThứ Tư, 18/05/2022 19:02
TTH.VN - Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), du lịch hàng không quốc tế đang phục hồi mạnh mẽ trong năm nay, nhưng khu vực châu Á-Thái Bình Dương có xu hướng tụt lại phía sau trong quá trình phục hồi này.

IATA kỳ ​​vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023IATA: Việc đi lại ở châu Á vẫn bị ảnh hưởng bởi các hạn chế vì COVID-19Tương lai phục hồi trong tầm tay của ngành hàng không toàn cầuChâu Á: Du lịch hàng không có thể mất 3 năm để phục hồi từ COVID-19

Du khách từ một chuyến bay của Vietnam Airlines. Ảnh: VNA/Vietnamnet

Tổng giám đốc IATA Willie Walsh hôm qua (17/5) cho biết “trong năm ngoái, du lịch quốc tế chiếm khoảng 25% so với năm 2019, và đến quý I năm nay, con số này đã tăng lên 42%. Trên thực tế, những gì chúng ta đang thấy là tốc độ tăng trưởng rất mạnh ở một số thị trường, từ Mỹ, châu Âu, châu Mỹ Latinh… tất cả đều chạm mức 60%, nhưng du lịch hàng không ở châu Á chỉ đạt khoảng 13% so với năm 2019”.

Trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang theo đuổi chính sách zero-Covid, với Thượng Hải và Bắc Kinh thắt chặt các hạn chế đối với kinh doanh và đi lại, IATA cho rằng các biện pháp này đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch hàng không trong nước và quốc tế. 

Theo ông Walsh, sự phục hồi của lĩnh vực hàng không ở châu Á vốn đã tương đối chậm, và cách tiếp cận không Covid-19 của Bắc Kinh khiến bức tranh trở nên ảm đạm hơn.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi ở Singapore, ông cho rằng 2 năm qua là khoảng thời gian khắc nghiệt đối với các hãng hàng không, “nhưng chúng tôi đang thấy những dấu hiệu phục hồi”. “Thật không may, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tụt hậu khi Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách zero-COVID”, ông nói.

Dữ liệu cũng cho thấy trong năm 2021, du lịch hàng không quốc tế của châu Á chỉ bằng 7% của năm 2019, so với con số 25% trên toàn thế giới. Mặc dù tình hình đã được cải thiện vào đầu năm nay, nhưng vẫn còn một “chặng đường dài phía trước”, Tổng giám đốc IATA nhận định.

Trong khi Trung Quốc - nền kinh tế lớn cuối cùng vẫn đóng cửa với thế giới, điều tích cực là có rất nhiều thị trường khác đang mở ra để các hãng hàng không có cơ hội mở rộng mạng lưới bay đến những thị trường đó.

Khi được hỏi liệu mảng thương gia trong ngành hàng không – một phân khúc rất quan trọng của thị trường này, có trở lại mức trước đại dịch hay không, ông Walsh cho biết đang chứng kiến nhiều du khách “cao cấp” đang đi trên khoang hạng nhất hoặc hạng thương gia, nhưng sự phục hồi về mức trước đại dịch có thể sẽ “chậm hơn một chút”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top