Thế giới

Dự Luật Quản lý AI ở châu Âu vượt qua vòng bỏ phiếu quan trọng

ClockThứ Sáu, 12/05/2023 10:07
Dự Luật AI đề xuất các trường hợp được sử dụng AI trong quản lý cơ sở hạ tầng trọng yếu đồng thời yêu cầu bổ sung những ngưỡng quy định phân định các mối đe dọa với an ninh, y tế và các quyền cơ bản.

Europol báo động tình trạng tội phạm lợi dụng ChatGPT cho mục đích xấuCác bộ trưởng G7 thảo luận về hạ tầng số và quản trị trí tuệ nhân tạo

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh một phiên họp Nghị viện châu Âu tại Strasbourg, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 11/5, hai ủy ban thuộc Nghị viện châu Âu (EP) đã thực hiện cuộc bỏ phiếu quyết định về Dự luật Quản lý Trí tuệ Nhân tạo (AI), đánh dấu bước tiến mới trong quy trình thông qua đạo luật chính thức quản lý các công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT.

Đạo luật AI đang được mong đợi tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ trở thành luật hoàn chỉnh đầu tiên quản lý công nghệ này, với những quy định xung quanh việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, kiểm tra sinh trắc và các ứng dụng AI khác.

Sau 2 năm thảo luận, đạo luật này sắp được chuyển sang bước xem xét tiếp theo trong đó các nghị sỹ châu Âu sẽ hoàn tất nội dung chi tiết cùng với Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên.

Cụ thể, trong cuộc bỏ phiếu ngày 11/5, các ủy ban phụ trách bảo vệ người tiêu dùng và các quyền tự do dân sự của EP đã thông qua văn bản dự thảo khẳng định quan điểm cần kiểm soát cách sử dụng AI ở Liên minh châu Âu (EU) song song với thúc đẩy sáng tạo trong lĩnh vực này.

Trong tháng tới, văn bản dự thảo sẽ được đưa ra toàn thể nghị viện thông qua trước khi tiếp tục được chuyển tới các nước thành viên EU xem xét và hoàn thiện.

Văn bản này bao gồm những ý chính trong đề xuất mà EC đã đưa ra từ 2 năm trước, có bổ sung các điều khoản cấm sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tại những nơi công cộng, các công cụ sử dụng thuật toán dự báo hành vi tội phạm và các biện pháp minh bạch mới với các ứng dụng AI tạo sinh như ChatGPT của OpenAI.

Các ứng dụng này phải gửi thông báo lưu ý người dùng rằng sản phẩm của các công cụ này là do máy móc tạo ra, không phải con người.

Văn bản này cũng có phần nội dung yêu cầu bổ sung các tiêu chí để xác định lĩnh vực có nguy cơ cao nếu ứng dụng AI, qua đó hạn chế quy mô thiết kế công cụ.

Các công cụ AI sẽ được phân loại theo mức độ nguy cơ mà mỗi công cụ có thể gây ra, từ mức thấp tới mức không thể chấp nhận được.

Các chính phủ và các công ty sử dụng những công cụ này sẽ phải tuân thủ các nghĩa vụ khác nhau tùy theo mức độ nguy cơ.

Dù danh sách được EC đề xuất đã bao gồm các trường hợp sử dụng AI trong quản lý cơ sở hạ tầng trọng yếu, giáo dục, nhân lực, trật tự công cộng và nhập cư nhưng các nghị sỹ EP cũng mong muốn bổ sung những ngưỡng quy định phân định những mối đe dọa với an ninh, y tế và các quyền cơ bản.

Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu của 2 ủy ban nghị sỹ, ông Dragos Tudorache, nghị sỹ phụ trách soạn thảo các điều luật cho rằng xã hội đang mong đợi các cơ quan lập pháp có hành động kiên quyết với AI và tác động của công nghệ này với cuộc sống của người dân.

Trong 2-3 tháng vừa qua, AI đã trở thành chủ đề thu hút dư luận, cho thấy tầm quan trọng của công nghệ này với xã hội.

Nghị sỹ Kim van Sparrentak đánh giá cuộc bỏ phiếu này là dấu mốc quan trọng trong quản lý AI và là một tín hiệu rõ ràng từ EP về nguyên tắc coi trọng các quyền cơ bản, theo đó AI phải phục vụ con người, xã hội và môi trường./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top