Thế giới

Đức tài trợ thêm 2 triệu Euro để tăng cường hợp tác về tài nguyên nước ở hạ lưu sông Mekong

ClockThứ Hai, 16/12/2019 19:48
TTH - Vừa qua chính phủ Đức đã cung cấp thêm một khoản viện trợ bổ sung trị giá 2 triệu Euro cho Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) nhằm tăng cường hợp tác và hỗ trợ tài nguyên nước xuyên quốc gia, đồng thời tăng cường hoạt động giám sát tác động môi trường xuyên quốc gia của các con đập.

Đức, EU thúc đẩy dự án hợp tác ở hạ lưu sông MekongĐức hỗ trợ phát triển các kế hoạch xuyên biên giới của Mekong

An ninh nguồn nước sông Mekong là vấn đề cần lưu tâm giải quyết. Ảnh minh họa: Dân trí

Theo Ủy hội MRC, quỹ nhằm mục tiêu thúc đẩy đối thoại và hợp tác trong việc lập kế hoạch quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới giữa các quốc gia thuộc hạ lưu sông Mekong bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Với khoản hỗ trợ bổ sung này, Đức đã đóng góp tổng cộng 6,45 triệu Euro để triển khai kế hoạch chiến lược về tài nguyên nước trong khu vực, giai đoạn 2016 – 2020 và bắt đầu kế hoạch mới của giai đoạn 2021 - 2025.

Đại diện lãnh đạo các nước, Giám đốc điều hành của Ban thư ký MRC An Pich Hatda cho biết, sự hỗ trợ của Đức được triển khai trong thời điểm quan trọng, nhất là khi các nước dọc sông Mekong đang phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn giữa tăng cường phát triển năng lượng, giao thông và nông nghiệp với ảnh hưởng của chúng đến môi trường và kế sinh nhai của người dân địa phương.

Bên cạnh hỗ trợ cải thiện an ninh nguồn nước, bao gồm các biện pháp chống lũ và hạn hán, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực, khoản hỗ trợ của Đức sẽ cho phép MRC theo dõi, đánh giá các tác động của thiên tai, cùng lúc đảm bảo các hậu quả sẽ được nhận thức đầy đủ để có hành động kịp thời và hiệu quả.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ PhnomPenh Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top