ClockThứ Tư, 03/10/2018 06:46

Đức hỗ trợ phát triển các kế hoạch xuyên biên giới của Mekong

TTH.VN - Theo thông tin từ Ủy hội sông Mekong (MRC), Đức vừa cam kết sẽ tài trợ 4 triệu EURO ( tương đương 4,6 triệu USD) cho MRC để tăng cường hợp tác nguồn nước xuyên biên giới Mekong.

Hội nghị Mekong – Lan Thương: Thanh niên trong việc ổn định văn hóa tại DNBảo vệ nguồn nước sông Mekong - vấn đề then chốt của khu vựcTruyền thông khu vực tăng cường hợp tác, xúc tiến du lịchPATA: Du lịch Mekong tăng trưởng 13%

Ảnh minh họa: Lonely Planet

Sự hỗ trợ của Đức nhằm mục tiêu tăng cường đối thoại về hợp tác trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới giữa các nước thuộc khu vực hạ lưu sông Mekong bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Nội dung lá thư được gửi từ đại sứ quán Đức ở Vientiane đến ban thư ký MRC chỉ rõ, công tác viện trợ sẽ kéo dài trong 3 năm, từ 2/2019 đến 12/2021. Trong đó nỗ lực hỗ trợ sẽ được triển khai thông qua tổ chức phát triển kỹ thuật Đức (GIZ).

Theo ý kiến của ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc điều hành Ban thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC), những hỗ trợ liên tục của Đức sẽ giúp tăng cường chuỗi nỗ lực của MRC trong kế hoạch kết nối và cải thiện quy hoạch hệ thống sông ngòi ở lưu vực hạ lưu tại thời điểm lưu vực hạ lưu sông Mekong đang trên đà thay đổi và phát triển mạnh mẽ. Phần lớn chi phí của gói hỗ trợ sẽ được sử dụng cho hai dự án xuyên biên giới chung giữa hai nước Lào - Campuchia và giữa Campuchia – Thái Lan.

Hai dự án sẽ cung cấp những hiểu biết sâu hơn, cũng như tăng cường quản lý tài nguyên lưu vực sông Mekong và giải quyết vấn đề hạn hán, lũ lụt. Hiện các dự án đang trong giai đoạn thí điểm và cũng đang được Đức hỗ trợ thông qua một cơ chế tài chính tương tự.

Đan Lê (Lược dịch từ Vientiane Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top