Thế giới

EIU dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu chậm lại ở mức 2,1%

ClockThứ Tư, 05/07/2023 12:08
TTH.VN - Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), một doanh nghiệp độc lập thuộc Tập đoàn Economist của Anh cho biết, bất chấp những cơn gió ngược mạnh mẽ, chủ yếu liên quan đến tác động dây chuyền từ cuộc xung đột tại Ukraine và tình trạng lạm phát toàn cầu cao, nền kinh tế toàn cầu cho đến thời điểm này trong năm 2023 đã chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh.

Trung Quốc là động lực quan trọng cho sự phục hồi toàn cầu trong Quý 2/2023Triển vọng tăng trưởng toàn cầu 2023: Lạm phát đạt đỉnh, triển vọng chậm lại

leftcenterrightdel
 Các container hàng hóa tại một cảng biển ở tiểu bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023 vừa được công bố ngày hôm nay (5/7), EIU nhận định, khu vực châu Âu đã tránh được một cuộc suy thoái sâu vào mùa Đông năm 2022 - 2023, một phần nhờ vào nhiệt độ ấm hơn bình thường và việc chuyển đổi nhanh chóng sang các nguồn năng lượng thay thế.

Bên cạnh đó, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ cũng tăng trưởng tốt hơn dự kiến, với thị trường lao động và chi tiêu của người tiêu dùng mạnh mẽ hơn nữa vào đầu năm nay.

Ngoài ra, việc Trung Quốc loại bỏ chính sách Zero-Covid cũng đã hỗ trợ hoạt động kinh tế toàn cầu. Do đó, EIU kỳ vọng tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức khiêm tốn, nhưng không yếu kém, ở mức 2,1% trong năm 2023.

Theo EIU, mặc dù có triển vọng tươi sáng hơn, mức tăng trưởng 2,1% trong năm nay vẫn sẽ đánh dấu sự chậm lại. “Tại Mỹ, chúng tôi vẫn dự báo tăng trưởng hàng năm sẽ chậm lại đáng kể trong năm nay, chỉ còn 1%, trong bối cảnh tốc độ chi tiêu của người tiêu dùng trở nên không bền vững trước tình trạng lạm phát cao và lãi suất tăng mạnh”, cơ quan này nói thêm.

Tiếp đó, EIU cũng dự báo giá cả hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục giảm trong năm nay, từ mức đỉnh hồi năm 2022; song, vẫn cao hơn nhiều so với mức trước năm 2021.

“Chúng tôi kỳ vọng lạm phát toàn cầu sẽ giảm nhẹ, từ mức 9,2% trong năm 2022 xuống còn 7,1% vào năm 2023. Giá cả hàng hóa toàn cầu cao, chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn…, và đồng USD vẫn còn mạnh sẽ giữ lạm phát hàng năm cao hơn so với mức được ghi nhận hồi năm 2019”, báo cáo nói trên lưu ý.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Edge Malaysia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Return to top