Thế giới

EU, Balkan nhất trí phối hợp giải quyết khủng hoảng di cư

ClockThứ Hai, 26/10/2015 15:22
TTH.VN - Sau cuộc đàm phán nước rút diễn ra liên tục suốt đêm 25/10, lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và các nước Balkan đi đến một kế hoạch hành động gồm 17 điểm, trong đó có kế hoạch hỗ trợ chỗ ở cho 100.000 người di cư trên tuyến đường từ Hy Lạp tới Đức.


Cảnh sát Slovenia hộ tống người di cư đi về phía biên giới Áo-Slovenia ngày 25/10. Ảnh: Reuters

Cuộc hội đàm diễn ra tại thủ đô Brussels (Bỉ), với sự tham gia của lãnh đạo các nước thành viên EU nằm trên tuyến đường Balkan (từ Thổ Nhĩ Kỳ đến biên giới Hungary-Slovenia) cùng với lãnh đạo 3 nước không thuộc liên minh EU là Albania, Macedonia và Serbia.

Một trong những biện pháp được thông qua tại cuộc hội đàm lần này là nỗ lực bố trí 100.000 chỗ ở cho người di cư trên lộ trình từ Hy Lạp tới Đức. Theo đó, một nửa trong số những người di cư này sẽ được sắp xếp để lưu trú tại Hy Lạp và một nửa còn lại ở các nước phía Bắc.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí cung cấp thực phẩm, nước uống, cải thiện điều kiện vệ sinh và chăm sóc y tế cho người di cư. Kế hoạch dự kiến được thực hiện bằng các khoản viện trợ của EU và các khoản vay quốc tế giá rẻ, bao gồm sự hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng Phát triển Hội đồng châu Âu (CEB).
Theo tuyên bố chung được công bố sau cuộc hội đàm, “hành động đơn phương của một số quốc gia có thể kích hoạt một phản ứng dây chuyền. Do đó, các nước bị ảnh hưởng nên thảo luận với nhau để phối hợp hành động một cách hiệu quả dọc theo tuyến đường di cư”.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ sụt giảm đáng kể vì quyết định mở cửa biên giới Đức cho hàng trăm hàng ngàn người Syria, đã kêu gọi tổ chức cuộc hội đàm này, chỉ 10 ngày sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh các nước thành viên EU liên quan đến khủng hoảng di cư. Bà Merkel cho biết, việc tìm kiếm một giải pháp nhân đạo cho hàng chục ngàn người bị mắc kẹt tại biên giới các nước Balkan là vấn đề khẩn cấp khi mùa đông đang đến gần.   
“Thực tế diễn ra trong những ngày vừa qua không phù hợp với các giá trị của chúng ta. Châu Âu phải chứng tỏ đây là một lục địa của các giá trị, một lục địa của sự đoàn kết”, Thủ tướng Đức nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & BBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Return to top