Thế giới

EU kêu gọi đóng cửa biên giới bên ngoài khối đến giữa tháng 6

ClockChủ Nhật, 10/05/2020 21:55
TTH - Tin từ DW cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) kêu gọi các quốc gia thành viên EU duy trì các lệnh cấm du lịch đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu từ bên ngoài vào khối. Các quan chức EU cũng khẳng định, phải ưu tiên khôi phục việc đi lại thuận tiện giữa các nước trong khối.

EU nên tăng cường cam kết giải quyết tình trạng tin giả với các ông lớn công nghệEU cung cấp khoản vay 7 tỷ USD cho AirFrance chống lại tác động của dịch COVID-19

 EU sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới ngoài khối đến 15/6. Ảnh minh hoạ: Hanoimoi

Cụ thể, EC đề nghị mở rộng các hạn chế nhập cảnh đối với các công dân không thuộc EU ở biên giới bên ngoài của khối cho đến ngày 15/6 tới, nói rằng "tình hình vẫn còn mong manh ở cả châu Âu và trên toàn thế giới".

Hồi tháng 3, các nước EU đã đồng ý đóng cửa biên giới bên ngoài khối với các công dân không thuộc EU trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Ủy ban châu Âu đã dẫn đầu các nỗ lực đóng cửa biên giới bên ngoài ngay sau khi Mỹ đình chỉ tất cả các chuyến đi của các công dân châu Âu.

Ngoài ra, du lịch trong nội khối và khu vực Schengen miễn thị thực sẽ được ưu tiên hơn so với du lịch không thiết yếu từ các quốc gia ngoài EU. Vấn đề đặt ra hiện nay là ít nhất 17 quốc gia trong khu vực Schengen đang áp dụng nhiều mức độ hạn chế đi lại khác nhau, DW cho biết.

"Hạn chế về di chuyển tự do và kiểm soát biên giới nội khối sẽ cần được dỡ bỏ dần dần trước khi có thể dỡ bỏ các hạn chế ở biên giới bên ngoài và đảm bảo quyền nhập cảnh vào EU cho các công dân không thuộc EU trong các hoạt động du lịch không thiết yếu", Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề nội vụ Ylva Johansson nói. Bà cũng khẳng định, việc khôi phục hoạt động bình thường của khu vực Schengen là mục tiêu đầu tiên của EC ngay khi tình hình sức khỏe cho phép.

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều quốc gia trên toàn thế giới đã ban hành những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc đi lại không cần thiết. Ở châu Âu, các biện pháp này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nền kinh tế trên khắp lục địa và khiến ngành công nghiệp du lịch suy giảm mạnh.

EC cho biết: "Bất kỳ sự kéo dài nào nữa của việc hạn chế đi lại sau ngày 15/6/2020 sẽ cần phải được đánh giá lại, dựa trên những tiến triển của tình hình dịch tễ học".

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ DW)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐA DẠNG SINH HỌC LIÊN HỢP QUỐC COP16:
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi “đầu tư đáng kể” để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu

Theo tin từ AFP, Hội nghị các bên lần thứ 16 (COP16) của Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Đa dạng sinh học (CBD) vừa chính thức khai mạc hôm qua (21/10) tại thành phố Cali (Colombia), nơi chính quyền đang trong tình trạng báo động cao sau những lời đe dọa từ một nhóm vũ trang.

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi “đầu tư đáng kể” để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu
KHÓA HỌP 79 ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC:
WHO kêu gọi hành động để giải quyết vấn nạn kháng thuốc kháng sinh toàn cầu

Tại các cuộc họp trong khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA79), sự kiện đang được tổ chức tại New York (Mỹ) từ ngày 20 - 30/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các đối tác sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giải quyết những thách thức quan trọng về sức khỏe toàn cầu, đồng thời đầu tư vào sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

WHO kêu gọi hành động để giải quyết vấn nạn kháng thuốc kháng sinh toàn cầu
Kêu gọi tàu thuyền tránh trú an toàn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đang tiếp tục phát thông tin, thông báo cho các phương tiện nắm diễn biến tình hình của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Dự kiến trưa 18/9, toàn bộ tàu thuyền, lao động của tỉnh hoạt động trên biển sẽ vào bờ tránh trú an toàn.

Kêu gọi tàu thuyền tránh trú an toàn
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu

Một số quốc gia nghèo nhất thế giới chi nhiều tiền hơn cho việc trả nợ so với tổng mức chi cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng, gây ra sự cản trở nghiêm trọng đến cơ hội phát triển nền kinh tế của họ. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc (LHQ) đang kêu gọi cải tổ toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế, nhằm làm giảm bất bình đẳng và cải thiện cuộc sống của người dân.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu
Return to top