Thế giới

EU triển khai chiến dịch tiêm chủng để chống lại dịch bệnh COVID-19

ClockThứ Hai, 28/12/2020 19:01
TTH - Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/12 (giờ địa phương) đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng, nhằm đánh bại “cơn ác mộng” COVID-19. Những người đầu tiên nhận được mũi tiêm bày tỏ sự xúc động, trong khi các nhà lãnh đạo ca ngợi đây là một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch này.

New Zealand đặt mục tiêu tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho toàn bộ dân sốPháp sẽ tiêm vaccine ngừa Covid-19 ngay tuần sauUNESCO: Cần đưa giáo viên vào diện ưu tiên tiêm vắcxin ngừa COVID-19

Một cụ ông ở Tây Ban Nha được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Vắc-xin ngừa COVID-19 được xem là tia hy vọng cho một châu lục đang mong mỏi trở lại bình thường từ một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 1,76 triệu người trên toàn thế giới kể từ khi bùng phát ở Trung Quốc hồi cuối năm ngoái, và gây ra ít nhất 80 triệu trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, theo số liệu từ Hãng Thông tấn AFP.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen ca ngợi sự bắt đầu của chiến dịch này là một “khoảnh khắc cảm động của sự đoàn kết và câu chuyện thành công của châu Âu”, và sẽ “giúp cuộc sống bình thường dần quay trở lại”.

Trong đó, các quốc gia EU đang đưa ra những chiến lược tiêm chủng khác nhau. Cụ thể, Italy tập trung ưu tiên vào các nhân viên y tế, Pháp là người cao tuổi; trong khi Cộng hòa Séc, Hy Lạp, và Slovakia là các nhà lãnh đạo chính trị.

Bộ trưởng Y tế Pháp, ông Olivier Veran nhận định, sẽ trở nên rõ ràng trong những tháng tới nếu vắc-xin không chỉ ngăn mọi người nhiễm bệnh, mà còn ngăn virus lây lan. “Điều này sẽ cho phép chúng ta rời khỏi cơn ác mộng này nhanh hơn”, ông Olivier Veran nói thêm.

Trước đó vào ngày 26/12, một số quốc gia EU đã bắt đầu tiêm chủng, một ngày trước khi chiến dịch tiêm chủng được chính thức bắt đầu. Một cụ bà 101 tuổi trở thành người đầu tiên ở Đức được tiêm vắc-xin, Hungary và Slovakia cũng triển khai những mũi tiêm đầu tiên trong cùng ngày.

“Chúng ta có một vũ khí mới để chống lại virus, đó là vắc-xin”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định. Trong khi đó, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven mô tả vắc-xin là “tia sáng trong bóng tối”. Cụ ông Stig Larsson, 89 tuổi, một trong những người Thụy Điển đầu tiên nhận được mũi tiêm cho biết, ông “không ngần ngại” về việc tiêm vắc-xin.

Ở những quốc gia khác trên thế giới, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nga, Canada, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Serbia, Singapore, và Saudi Arabia cũng đã bắt đầu các chiến dịch tiêm chủng.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AFP & The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Return to top