Thế giới

Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN có thể thành hiện thực bất chấp trở ngại

ClockThứ Ba, 17/10/2023 06:41
TTH - 16 năm sau khi các cuộc đàm phán lần đầu tiên được bắt đầu về một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hiệp định này vẫn tiếp tục là một điều đang được mong đợi.

EU và Philippines nhất trí khởi động lại đàm phán thương mại tự doCampuchia kêu gọi thúc đẩy quan hệ kinh tế ASEAN – MỹHàn Quốc sẽ gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA)Kỷ nguyên mới của hợp tác và tăng trưởng của hiệp định RCEP

Chế biến cá tra xuất khẩu tại một công ty ở thành phố Cần Thơ. Ảnh minh họa: TTXVN 

Năm 2017, EU và ASEAN đã nối lại các cuộc đàm phán chính thức, thành lập một nhóm làm việc chung; song, tiến độ vẫn còn hạn chế. Trong những năm qua, EU đã tiếp tục ký kết các FTA song phương với Singapore và Việt Nam, cùng các cuộc đàm phán ở nhiều giai đoạn khác nhau với một số quốc gia thành viên khác của ASEAN.

Gần đây, những lời kêu gọi khôi phục các cuộc đàm phán về một hiệp định giữa các khu vực đã đạt được một số lực kéo. Vào cuối tháng 9 vừa qua, Phòng Công nghiệp và Thương mại Singapore - Đức đã đưa ra một báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải nối lại các cuộc đàm phán về FTA EU – ASEAN; đồng thời nói thêm, việc đạt được một hiệp định như vậy sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong mối quan hệ thương mại.

Theo đó, Tạp chí The Business Times vừa có cuộc phỏng vấn với các học giả và nhà kinh tế, nhằm tìm hiểu xem liệu một lúc nào đó bước đột phá có thể được hiện thực hóa hay không.

Được biết, Singapore và Việt Nam là những quốc gia ASEAN duy nhất hiện có FTA song phương với EU. Cụ thể, FTA EU - Singapore có hiệu lực từ tháng 11/2019, trong khi FTA giữa EU với Việt Nam chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020.

Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán đang được diễn ra với một số quốc gia thành viên ASEAN khác. Thái Lan và EU đã khởi động lại các cuộc đàm phán vào tháng 3 năm nay; và Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 7 vừa qua cũng đã tuyên bố, Philippines và EU sẽ bắt đầu lại các cuộc đàm phán về FTA.

Lợi ích của FTA khu vực

 Bà Lili Yan Ing, Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh tế Quốc tế (IEA) cho biết, FTA EU - ASEAN sẽ thiết lập một khu vực thương mại tự do rộng lớn với hơn 1,5 tỷ người, từ đó thúc đẩy các cơ hội thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho cả hai khu vực. Đáng chú ý, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU trong năm 2022.

Ngoài ra, các nhà phân tích cũng nhận định, FTA EU - ASEAN sẽ đẩy nhanh quá trình hội nhập giữa các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy một trật tự khu vực bao trùm và dựa trên luật lệ, đồng thời tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai khu vực.

Thách thức phía trước

Nhiều trở ngại cản đường tiến tới một FTA EU - ASEAN, các nhà quan sát cho rằng có thể sẽ mất nhiều năm trước khi hiệp định này được hiện thực hóa.

Trong đó, bà Yeo Lay Hwee, Giám đốc Trung tâm Liên minh châu Âu tại Singapore nhấn mạnh, rào cản lớn nhất là trình độ năng lực và tham vọng khác nhau của các quốc gia thành viên ASEAN.

Ngoài ra, EU và ASEAN hiện có những ưu tiên khác nhau về các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị, những vấn đề này ngày càng trở thành trọng tâm trong các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại. Theo bà Yeo Lay Hwee, những lợi ích và ưu tiên khác nhau, cũng như mức độ tham vọng khác nhau về những gì nên có trong FTA sẽ tiếp tục là những trở ngại chính.

Trong khi đó, cố vấn kinh tế Singapore tại Công ty CGS-CIMB Securities, ông Song Seng Wun chỉ ra, chỉ cần đưa các cuộc đàm phán trở lại sẽ là một dấu hiệu tích cực; đồng thời giải thích: “Các cuộc đàm phán sẽ giúp thu hẹp giới hạn và đưa chúng ta đến gần hơn với một FTA khu vực”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ nguyên mới của hợp tác và tăng trưởng của hiệp định RCEP

Một năm kể từ khi được thực thi, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới đã mang đến một cú hích kịp thời cho tăng trưởng dài hạn và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Kỷ nguyên mới của hợp tác và tăng trưởng của hiệp định RCEP
Return to top