Thế giới

FAO: Tỷ lệ mất rừng giảm đáng kể trong 3 thập kỷ qua

ClockThứ Tư, 22/07/2020 22:25
TTH - Theo Báo cáo Đánh giá Tài nguyên Rừng Toàn cầu mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO), mặc dù khoảng 178 triệu ha rừng đã bị mất đi trên toàn thế giới trong 3 thập kỷ qua, tỷ lệ mất rừng giảm đáng kể trong giai đoạn này.

Đô thị hóa và thương mại hóa ngành lâm nghiệp đang đe dọa các cánh rừng của châu ÁFAO triển khai giai đoạn 2 Chương trình Hỗ trợ trồng rừng và trang trại

Thế giới đã mất khoảng 420 triệu ha rừng do nạn phá rừng kể từ năm 1990. Ảnh minh hoạ: TTXVN

“Sự phong phú của thông tin về các khu rừng trên thế giới là một lợi ích có giá trị cho cộng đồng toàn cầu, giúp tạo điều kiện cho việc xây dựng chính sách, ra quyết định và đầu tư đúng đắn vào ngành lâm nghiệp”, bà Maria Helena Semedo, Phó Tổng Giám đốc FAO nhận định.

Tổng diện tích rừng toàn cầu đang đứng ở mức khoảng 4,06 tỷ ha, nhưng vẫn tiếp tục giảm. FAO ước tính, nạn phá rừng đã cướp đi của thế giới khoảng 420 triệu ha kể từ năm 1990, chủ yếu ở khu vực châu Phi và Nam Mỹ. Tuy nhiên, có một tin tốt là tỷ lệ mất rừng đã giảm đáng kể trong 3 thập kỷ qua. Tỷ lệ phá rừng hàng năm được ước tính ở mức 10 triệu ha trong giai đoạn 2015-2020, so với mức 12 triệu ha trong giai đoạn 2010-2015. Bên cạnh đó, diện tích rừng được bảo vệ cũng đạt khoảng 726 triệu ha, lớn hơn gần 200 triệu ha so với năm 1990.

Tuy nhiên, FAO nhận định, vẫn có lý do cho một mối quan tâm lớn. Ông Anssi Pekkarinen, một cán bộ lâm nghiệp cao cấp của FAO cảnh báo, các mục tiêu toàn cầu liên quan đến quản lý rừng bền vững đang đứng trước nguy cơ. “Chúng ta cần tăng cường nỗ lực ngăn chặn nạn phá rừng nhằm giải phóng toàn bộ tiềm năng của rừng trong việc đóng góp vào sản xuất lương thực bền vững, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, trong khi duy trì sản xuất tất cả các hàng hóa và dịch vụ khác mà rừng cung cấp”, ông Anssi Pekkarinen lưu ý.

Kể từ năm 1990, Báo cáo Đánh giá Tài nguyên Rừng Toàn cầu của FAO được công bố 5 năm 1 lần. Đây là lần đầu tiên, một nền tảng tương tác trực tuyến được xây dựng với các phân tích chi tiết về khu vực và toàn cầu cho gần 240 quốc gia và vùng lãnh thổ.

“Những công cụ mới được phát hành sẽ cho phép chúng tôi ứng phó tốt hơn với nạn phá rừng và suy thoái rừng, ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và cải thiện quản lý rừng bền vững”, bà Maria Helena Semedo cho biết. FAO cũng tin rằng, rừng là trung tâm của những nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được sự phát triển bền vững có lợi cho cả con người và hành tinh.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
Return to top