Thế giới

FDA cho phép nhập khẩu tạm thời thuốc điều trị ung thư từ Trung Quốc

ClockThứ Bảy, 03/06/2023 09:20
Ngày 2/6, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết cơ quan này đã chấp thuận cho phép nhập khẩu tạm thời một loại thuốc hóa trị từ Trung Quốc để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc điều trị ung thư cấp tính.

AstraZeneca được Mỹ cấp phép có điều kiện thuốc kháng thể chống COVID-19Hội đồng chuyên gia FDA khuyến nghị sử dụng thuốc Molnupiravir của Merck trong điều trị COVID-19Vaccine thứ 2 phòng Covid-19 của Mỹ đã sẵn sàng, FDA chuẩn bị cấp phépFDA và FTC cảnh cáo 7 công ty bán sản phẩm thuốc điều trị COVID-19 giảLần đầu Mỹ cấp phép thuốc trị động kinh chiết xuất từ cần sa

leftcenterrightdel
 FDA cho phép nhập khẩu tạm thời thuốc điều trị ung thư từ Trung Quốc. Nguồn: CNN

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, FDA đã cho phép Qilu Pharmaceutical, công ty sản xuất và tiếp thị thuốc tiêm cisplatin, được xuất khẩu loại thuốc điều trị ung thư này sang thị trường Mỹ.

Hiện công ty Qilu Pharmaceutical đang phối hợp với công ty Apotex có trụ sở tại thành phố Toronto của Canada để phân phối thuốc cisplatin 50 mg ở Mỹ.

Các cơ sở y tế có thể bắt đầu đặt hàng mua loại thuốc này từ ngày 6/6 thông qua các nhà phân phối.

Cisplatin là dược phẩm đã được lưu hành ở Mỹ trong nhiều thập kỷ và được phân phối bởi một số nhà sản xuất đã được phê duyệt.

Thuốc cisplatin của công ty Qilu Pharmaceutical chưa được chấp thuận ở Mỹ nhưng vẫn được cho nhập khẩu tạm thời để khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị cho các bệnh nhân ung thư cấp tính.

Trước đó, FDA cũng đã thông báo đang xem xét nhập khẩu tạm thời một số loại thuốc hóa trị chưa được phê duyệt để khắc phục tình trạng thiếu thuốc. Cơ quan này cam kết sẽ đánh giá chất lượng thuốc nhập khẩu chưa được phê duyệt để đảm bảo an toàn cho các bệnh nhân.

Mỹ rơi vào tình trạng thiếu thuốc cisplatin kể từ tháng 2 vừa qua sau khi một công ty dược phẩm có trụ sở tại Ấn Độ tạm thời ngừng sản xuất cho thị trường này.

Ngoài cisplatin, Mỹ cũng đang thiếu hụt ít nhất 13 loại thuốc khác dùng trong các phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Điều này khiến một số bệnh viện phải giảm liều lượng thuốc dùng cho các bệnh nhân và chỉ ưu tiên những người có khả năng khỏi bệnh cao hơn.

Theo các chuyên gia y tế, một số bệnh nhân ung thư có thể tử vong nếu tình trạng thiếu thuốc điều trị không sớm được giải quyết.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top