Thế giới

G7 lên kế hoạch thiết lập các mức giá trần khác nhau với dầu mỏ Nga

ClockThứ Tư, 11/01/2023 10:04
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang có kế hoạch thiết lập các mức giá trần khác nhau đối với sản phẩm dầu mỏ của Nga.

G7 cân nhắc áp giá trần dầu mỏ nhập khẩu từ Nga ở mức 65 - 70 USD/thùngNhìn lại cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2022

Bơm dầu tại giếng dầu Yamashneft ở Almetyevsk, Cộng hoà Tatarstan (LB Nga). Ảnh: AP/TTXVN

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cho biết G7 muốn áp dụng 2 mức giá trần cho các sản phẩm dầu mỏ của Nga kể từ tháng 2 tới, một cho các sản phẩm được giao dịch ở mức cao và một cho những sản phẩm được giảm giá.

Trước đó, hãng Bloomberg đưa tin dầu mỏ của Nga được bán với giá chỉ bằng một nửa giá hiện nay trên thị trường thế giới và rẻ hơn nhiều so với mức giá trần 60 USD/thùng do các nước G7 công bố. Vào ngày 6/1 vừa qua, giá dầu thô Urals tại cảng Primorsk được giao dịch ở mức 37,8 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent chuẩn thế giới là 78,57 USD/thùng.

Bộ Năng lượng Nga đang nghiên cứu các biện pháp bổ sung để hạn chế tình trạng giảm giá dầu của Nga so với giá quốc tế, sau khi phương Tây áp đặt giá trần với dầu mỏ nước này. Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, với doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt chiếm gần một nửa nguồn thu ngân sách.

Cuối năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cấm cung cấp dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ trong vòng 5 tháng đối với các quốc gia áp đặt giá trần với dầu mỏ nước này. Sắc lệnh còn bao gồm điều khoản cho phép Tổng thống đưa ra các quyết định bất thường về việc cung cấp dầu và các sản phẩm dầu mỏ, cũng như được quyền bãi bỏ lệnh cấm trong những trường hợp đặc biệt. Bộ Năng lượng Nga đã được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện lệnh cấm. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/2/2023 và kéo dài 5 tháng cho đến ngày 1/7/2023.

Lệnh cấm này là biện pháp đáp trả đối với động thái áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển của Nga (ở mức 60 USD/thùng) do Liên minh châu Âu (EU) cùng G7 và Australia thống nhất, có hiệu lực từ ngày 5/12/2022.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo

Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh vừa bế mạc vào cuối tuần qua ở Italy, các đại diện từ Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó nhấn mạnh các cơ quan lập pháp có vị trí quan trọng trong việc định hướng phát triển AI và đảm bảo an ninh mạng trong tương lai.

Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo
Nga dựng tượng vinh danh các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 12/8 tại công viên “Yêu nước” (Patriot) ở ngoại ô thủ đô Moskva, gần Nhà thờ chính Các Lực lượng Vũ trang LB Nga, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tham dự Lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moskva trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945).

Nga dựng tượng vinh danh các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam
Return to top