Thế giới

Giá bông tăng cao, đe doạ sự phục hồi của ngành sản xuất hàng may mặc châu Á

ClockThứ Sáu, 03/06/2022 18:39
TTH.VN - Theo một bài phân tích trên Reuters, giá bông tương lai tăng gần gấp đôi lên mức cao nhất trong 11 năm, do giá vận chuyển và nhiên liệu tăng đột biến. Điều này đang làm chùn chân các nhà sản xuất hàng may mặc châu Á khi các khách hàng bán lẻ toàn cầu không muốn chịu thêm chi phí.

Campuchia, Myanmar, Việt Nam được hưởng lợi từ chuyển đổi trong ngành may mặcViệt Nam lọt top các nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới

Giá bông tăng cao đang làm chùn chân các nhà sản xuất hàng may mặc châu Á. Ảnh: Arab News

Các nhà sản xuất hàng may mặc ở châu Á, một trong ngành tuyển dụng nhiều lao động nhất của khu vực, đã phải chịu thua lỗ, thậm chí một số doanh nghiệp nhỏ phải tạm ngừng hoạt động, khiến hàng nghìn người mất việc làm, làm suy yếu sự phục hồi sau đại dịch và đặt ra một thách thức mới cho các nhà hoạch định chính sách vốn đang phải đối mặt với lạm phát cao.

Để duy trì tính hoạt động, một số nhà sản xuất sợi và may mặc thậm chí đang thay thế bông bằng vải tổng hợp giá rẻ hơn.

Ông Siddiqur Rahman, Giám đốc điều hành của Sterling Group có trụ sở tại Dhaka, chuyên cung cấp sản phẩm cho các thương hiệu như H&M, Gap… cho biết một nghịch lý rằng “các nhà máy của chúng tôi đang hoạt động hết công suất. Nhưng với những chi phí hiện nay, chúng tôi hầu như không tạo ra bất kỳ khoản lợi nhuận nào”.

Triển vọng không chắc chắn về nhu cầu từ châu Âu trong bối cảnh xung đột Ukraine đã làm gia tăng thêm khó khăn cho các nhà sản xuất hàng may mặc ở châu Á - nơi có các nhà xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Bangladesh.

Ông Rahman cho hay, Bangladesh xuất khẩu hơn 60% hàng may mặc mà nước này sản xuất được sang châu Âu.

Tại Ấn Độ, nhà sản xuất bông hàng đầu thế giới, một số doanh nghiệp sản xuất quần áo nhỏ đang phải vật lộn để hoàn thành các đơn đặt hàng từ 3 tháng trước, khi giá bông thấp hơn khoảng 1/3 so với mức hiện tại. Giá bông ở nước này đã tăng hơn gấp đôi trong một năm qua, sau khi những cơn mưa đổ xuống đúng vào vụ thu hoạch.

Trong giai đoạn này, giá bông toàn cầu đã tăng 70%, và đạt mức cao nhất kể từ năm 2011 vào tháng 5 vừa qua. Các nhà phân tích dự đoán giá bông sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong bối cảnh hạn hán gây thiệt hại về sản lượng cho nhà xuất khẩu bông hàng đầu là MỸ và sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc khi các biện pháp hạn chế vì COVID-19 ở nước này được nới lỏng.

Ravi Sam, giám đốc điều hành của Adwaith Textiles, một nhà xuất khẩu Ấn Độ, nói rằng “người mua không sẵn sàng tăng giá… Họ cũng không chắc chắn về nhu cầu mùa hè, đặc biệt là ở châu Âu”. 

Tại miền nam Ấn Độ, nơi chiếm phần lớn hàng dệt may xuất khẩu của nước này, các nhà máy kéo sợi hồi tháng 5 đã quyết định ngừng sản xuất sợi và thu mua bông thô. Việc ngừng hoạt động là một khó khăn lớn đối với các công nhân trong ngành vì nhiều người đã thất nghiệp trong suốt thời gian đại dịch.

“Gần 40% các nhà máy ở đây đã phải đóng cửa vì họ không đủ khả năng tài chính”, Duraisami - một công nhân dệt may vừa thất nghiệp ở miền Nam Ấn Độ tiết lộ. Cũng giống như Duraisami, hàng nghìn người khác trong khu vực đã mất việc trong tháng 5, chính quyền bang Tamil Nadu cho biết.

Các nhà sản xuất hàng may mặc đang chịu gánh nặng chi phí tăng cao. Ảnh: TTXVN

Trong khi nhu cầu của thế giới tăng trong quý đầu tiên khi địa dịch xuất hiện, các biện pháp kiềm chế COVID-19 mới của Trung Quốc mới và giá nhiên liệu cao hơn trong bối cảnh xung đột Ukraine càng khiến tình hình trở nên căng thẳng.

Ông Rahman cho biết trong khi chi phí vận chuyển đã tăng gấp 4 lần so với mức trước đại dịch nhưng các thương hiệu toàn cầu không phải chịu thêm chi phí, gánh nặng này đang đổ lên vai các nhà sản xuất.

Để cắt giảm chi phí, một số nhà máy đang sử dụng nhiều sợi tổng hợp hơn, với giá dao động từ 0,6 - 1 USD/pound, so với 1,4 USD/pound cho bông thô.

Rogers Varner, chủ tịch của Varner Brokerage ở Cleveland, Mississippi, nói rằng: “Theo những gì nghe được từ các nhà máy ở châu Á, họ đang tăng tỷ lệ kéo sợi có sử dụng polyester”.

Nhưng sự hoán đổi này cũng có những hạn chế do các cam kết trong hợp đồng cần cung cấp loại vải có chất lượng nhất định. “Sẽ có một số thứ thay thế... nhưng bạn không thể chỉ thay thế một thứ gì đó vì bạn không muốn trả tiền cho nó”, Louis Barbera - nhà phân tích tại VLM Commodities Ltd, nhận xét. 

Những tác động kéo theo

Theo nhận định của những người trong ngành, chi phí khó có thể giảm ngay được.

Giá tăng ngay cả khi các đợt phong toả làm ảnh hưởng đến nhu cầu ở Trung Quốc – quốc gia vốn chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ bông toàn cầu, và chúng sẽ tăng cao hơn nữa khi nước này tiếp tục mua sắm, một nhà cung cấp có trụ sở tại Singapore cho biết.

Tuy nhiên, hiện tại, nhu cầu của Trung Quốc đang rất ảm đạm. Một nhà kinh doanh tại Trung Quốc cho biết các đơn vị dệt may đang phải kiểm kê lượng sợi và vải tồn kho trong gần một tháng, so với 10-15 ngày thông thường.

Nhưng với việc dỡ bỏ biện pháp phong toả nghiêm ngặt ở Thượng Hải từ đầu tháng này, những người làm việc trong ngành nhận thấy nhu cầu sẽ dần gia tăng.

Trong khi đó, thời tiết nắng nóng ở Texas, nơi chiếm hơn 40% sản lượng của Mỹ, cũng tạo thêm áp lực cho giá cả.

“Nếu không gặp phải nhiều đợt mưa ở phía tây Texas, giá bông sẽ cao vượt mức hiện tại”, bà Barbera nhận định. Và điều này cuối cùng có thể sẽ làm tăng giá hàng may mặc, làm tăng thêm áp lực lạm phát.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao

Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, những ngày qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo ngại; trong đó, các doanh nghiệp dệt may, da giày cũng không ngoại lệ.

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top