Thế giới

Gia tăng số ngày nắng nóng trên 35 độ C ở các thủ đô lớn nhất thế giới

ClockThứ Sáu, 28/06/2024 15:12
TTH.VN - Theo một nghiên cứu mới, các thành phố thủ đô lớn nhất thế giới đang chứng kiến ​​nhiều ngày nắng nóng khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Xu hướng nguy hiểm này đang bị thúc đẩy bởi nhiệt độ cao trên khắp khu vực châu Á khi cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng.

Năng suất lao động gặp rủi ro khi xảy ra nắng nóngSóng nhiệt ảnh hưởng hàng triệu người khắp 4 châu lục

 Người dân che kín mặt để tránh thời tiết nắng nóng tại Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, một phân tích do Viện quốc tế về môi trường và phát triển (IIED) công bố ngày hôm nay (28/6) cho hay, 20 thành phố đông dân nhất thế giới, với hơn 300 triệu người đã chứng kiến số ngày có nhiệt độ vượt quá 35 độ C tăng 52% trong ba thập kỷ qua.

Từ thủ đô Buenos Aires của Argentina đến thủ đô Paris của Pháp và thủ đô Cairo của Ai Cập, nghiên cứu cho thấy, với mỗi thập kỷ trôi qua, khi lượng phát thải khí nhà kính tăng lên, các thành phố thủ đô lớn đang ghi nhận ngày càng nhiều những ngày cực kỳ nóng, gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe con người, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng.

“Biến đổi khí hậu không chỉ là mối đe dọa trong tương lai, nó đang xảy ra và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chỉ trong một thế hệ, đã có sự gia tăng đáng báo động về số ngày nắng nóng cực đoan ảnh hưởng đến một số thành phố thủ đô lớn nhất thế giới, trở nên tồi tệ hơn do hiệu ứng đảo nhiệt đô thị”, ông Tucker Landesman, nhà nghiên cứu cấp cao của IIED nhận định trong một thông cáo báo chí.

Các thành phố ở khu vực châu Á, chiếm khoảng một nửa số thủ đô đông dân nhất thế giới, đã chứng kiến một số mức tăng cao nhất về nhiệt độ, một xu hướng thể hiện rõ trong các đợt sóng nhiệt gần đây trên khắp lục địa, từ Đông Nam Á đến Trung Quốc và Ấn Độ. Châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước các rủi ro khí hậu, do dân số cao, tình trạng nghèo đói và tỷ lệ người dân sống ở các vùng trũng thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, nước biển dâng và các thảm họa thiên nhiên khác.

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đứng đầu danh sách các thành phố nóng nhất, ghi nhận 4.222 ngày có nhiệt độ trên 35 độ C trong ba thập kỷ qua, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác được phân tích. Trong giai đoạn 2014 - 2023, gần một nửa (44%) số ngày ở thủ đô của Ấn Độ đạt ngưỡng nhiệt độ nói trên, so với 35% trong giai đoạn 1994 - 2003 và 37% trong giai đoạn 2004 - 2013.

Khu vực thủ đô ngày càng nóng hơn. Vào cuối tháng 5 vừa qua, một phần của thành phố Delhi đã chạm mức nhiệt 49,9 độ C, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận của thành phố này, gây căng thẳng cho mạng lưới điện và nguồn cung cấp điện của Ấn Độ. Nắng nóng cũng đã kéo dài đến tận đêm, khiến người dân không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Kalyani Saha, một cư dân 60 tuổi ở Lajpat Nagar ở Đông Nam Delhi nói với Tờ CNN: “Chúng tôi đã sống ở khu phố này được 40 năm, nhưng chưa bao giờ chứng kiến một mùa hè như thế này”.

Trong khi đó, thủ đô Jakarta của Indonesia đã chứng kiến một trong những mức tăng lớn nhất về số ngày trên 35 độ C trong 30 năm qua, từ 28 ngày trong giai đoạn 1994 - 2003 lên 167 ngày trong giai đoạn 2014 - 2023.

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc và thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng trải qua mức tăng đáng kể của những ngày nắng nóng khắc nghiệt. Năm 2018, Seoul chứng kiến 21 ngày nhiệt độ trên 35 độ C, nhiều hơn 10 năm trước đó cộng lại. Số ngày trên 35 độ ở Bắc Kinh đã tăng 309% kể từ năm 1994.

Các thành phố cũng đang chứng kiến nhiệt độ cao kéo dài hơn. Vào tháng 10/2023, Jakarta đã trải qua 30 ngày liên tiếp với nhiệt độ trên 35 độ C, nhiều ngày hơn toàn bộ giai đoạn 1994 - 2003.

Nhiệt độ cực đoan có thể gây tử vong, đặc biệt đối với những nhóm dễ bị tổn thương, những người có thể không có khả năng tiếp cận với những không gian mát mẻ. Theo báo cáo từ Trung tâm phi chính phủ về phát triển y tế Ấn Độ, từ ngày 11 - 19/6, thành phố Delhi đã chứng kiến 192 trường hợp tử vong liên quan đến sóng nhiệt trong số những người vô gia cư, mức cao kỷ lục so với cùng kỳ trong 5 năm qua.

Trẻ nhỏ, người già và người mang thai có nguy cơ cao hơn trong các đợt sóng nhiệt. Bên cạnh đó, sóng nhiệt cũng có thể có tác động nghiêm trọng đối với những người lao động phi chính thức và làm việc theo giờ, những người có thể phải đối mặt với tình trạng ngừng việc hoặc phải lựa chọn giữa việc ở nhà không lương hoặc làm việc trong các điều kiện nguy hiểm.

Nắng nóng cũng gây tổn hại cho các nền kinh tế, gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi và làm giảm năng suất lao động, đặc biệt là ở những nơi không có điều hòa, khi người lao động cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để nghỉ ngơi và bù nước.

Ngoài ra, nhiệt độ cực đoan cũng gây căng thẳng cho cơ sở hạ tầng, bao gồm đường cao tốc, đường sá, các đường dây điện và đường sắt, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, mất điện và dịch bệnh.

Theo một nghiên cứu của Đại học Dartmouth năm 2022, nắng nóng cực đoan đã khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hàng nghìn tỷ USD kể từ đầu những năm 1990, trong đó các quốc gia nghèo nhất và phát thải thấp nhất thế giới phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Nhà nghiên cứu Tucker Landesman cho biết: “Việc ứng phó với thách thức về nắng nóng cực đoan sẽ đòi hỏi hành động mạnh mẽ từ các nhà hoạch định chính sách, bao gồm cả sự đầu tư nghiêm túc để thích ứng với thực tế mới này”.

THANH NGÂN (Lược dịch từ CNN)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Thông tin doanh nghiệp:
CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới!

CaraWorld Land ghi dấu ấn tượng trên các chuyên trang quốc tế về 1 ốc đảo nghỉ dưỡng tại gia riêng tư đẳng cấp 5* trên vịnh Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa.

CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới
Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu

Hãng Thông tấn AFP ngày 11/12 trích dẫn cảnh báo mới nhất từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho hay, tình trạng ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” ở các vùng nước tại khu vực châu Âu thường vượt quá ngưỡng quy định, được đặt ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu
Thái Lan cảnh báo về 'Bệnh X' tại CHDC Congo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.

Thái Lan cảnh báo về Bệnh X tại CHDC Congo
Return to top