Thế giới

Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8.000 tỷ USD

ClockThứ Ba, 01/10/2024 06:12
TTH - Theo báo cáo vừa được Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) công bố, thị trường làm mát ở các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 300 tỷ USD/năm hiện nay lên ít nhất 600 tỷ USD/năm vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực làm mát dự kiến sẽ diễn ra ở châu Phi - nơi thị trường sẽ tăng gấp 7 lần, và ở Nam Á - nơi sẽ tăng gấp 4 lần về quy mô.

Đổi mới sáng tạo và công nghệ - Chìa khóa xây dựng hệ thống lương thực linh hoạt

 Tổ hợp khách sạn - văn phòng "xanh" Park Royal ở Singapore. Ảnh: PLO

Với tên gọi “Tài chính làm mát: Huy động đầu tư cho nhu cầu làm mát bền vững của thế giới đang phát triển”, báo cáo cho thấy đến năm 2050, các nền kinh tế đang phát triển - hiện đang tạo ra 2/3 lượng khí thải liên quan đến làm mát toàn cầu - sẽ tăng gấp đôi nhu cầu làm mát do sự gia tăng dân số, mở rộng kinh tế và đô thị hóa.

Thực tế, các hệ thống làm mát cần có sự đầu tư ban đầu đáng kể. Theo ước tính của các chuyên gia, để khắc phục tình trạng thiếu hụt hiện tại trong việc tiếp cận hệ thống làm mát cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển sẽ cần từ 400 tỷ - 800 tỷ USD, chưa kể đến sự gia tăng nhu cầu trong tương lai.

Trái ngược với các thiết bị kém hiệu quả sử dụng nhiều điện năng hơn, báo cáo cho biết việc áp dụng các giải pháp làm mát bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển có thể cắt giảm gần 50% lượng khí thải liên quan đến làm mát; đồng thời, giúp các nước này tiết kiệm đến 8.000 tỷ USD trong 25 năm tới nhờ cắt giảm hóa đơn tiền điện, chi phí thiết bị và đầu tư vào ngành điện.

Điều này đòi hỏi phải ưu tiên các chiến lược làm mát thụ động như ứng dụng các vật liệu cách nhiệt, phản quang, tăng cường các khu vực xanh và công nghệ tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, cần thực thi các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu và các quy định về năng lượng cho các tòa nhà mới, song song với việc giảm dần các khí làm mát (HFC) gây hiệu ứng nhà kính làm nóng hành tinh.

Ông Makhtar Diop, Tổng giám đốc IFC cho biết, thị trường làm mát bền vững đại diện cho cơ hội trị giá ít nhất 600 tỷ USD cho khu vực tư nhân, có thể tạo ra lợi ích hơn 8.000 tỷ USD cho các nước đang phát triển - nơi đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động chết người của nhiệt độ tăng cao và đang rất cần các giải pháp làm mát.

Đồng qua điểm, Giám đốc điều hành của UNEP Inger Andersen cũng cho rằng, khi nhiệt độ kỷ lục liên tục bị phá vỡ trên toàn thế giới, việc làm mát là nhu cầu thiết yếu đối với cả cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên, “chúng ta cần phải tránh tạo ra vòng luẩn quẩn là đáp ứng nhu cầu làm mát thông qua các giải pháp làm hành tinh nóng thêm… Chúng ta cần các giải pháp làm mát bền vững, giá cả phải chăng và tiết kiệm năng lượng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vừa hỗ trợ khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực và phát triển kinh tế”, ông Andersen nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ IFC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Rèm tự động Agasihome - Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà hiện đại

Bạn đã bao giờ mơ ước về một ngôi nhà tự điều chỉnh để mang lại sự thoải mái tối đa cho bạn? Hãy tưởng tượng bạn thức dậy vào một buổi sáng đẹp trời, và rèm cửa tự động mở ra, cho phép ánh nắng ấm áp tràn vào phòng. Đó không còn là viễn cảnh xa vời nữa, mà đã trở thành hiện thực với rèm tự động Agasihome.

Rèm tự động Agasihome - Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà hiện đại
Xóa sổ “lãng phí thực phẩm”: Chuyện không của riêng ai

Cộng đồng toàn cầu đã công nhận “lãng phí thực phẩm” là một vấn đề quan trọng, được đưa vào Mục tiêu phát triển bền vững 12 (SDG12) về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu của SDG12 là giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng vào năm 2030.

Xóa sổ “lãng phí thực phẩm” Chuyện không của riêng ai
Tập trung giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm

Ngày 2/8, HĐND huyện Phú Lộc tổ chức khai mạc kỳ họp lần thứ 8, HĐND huyện khoá XII, nhiệm kỳ 2021-2026 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, bàn các giải pháp để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của năm 2024; Đồng thời, tiến hành xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Tập trung giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm
Rủi ro hóa đơn, cần có giải pháp cảnh báo sớm

Nhiều vụ mua bán hóa đơn trái phép được đưa ra “ánh sáng”, nhiều doanh nghiệp (DN) rủi ro về hóa đơn được ngành thuế công khai. Cơ quan thuế đã yêu cầu DN giải trình các nội dung liên quan nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

Rủi ro hóa đơn, cần có giải pháp cảnh báo sớm
Return to top