Thế giới

Đổi mới sáng tạo và công nghệ - Chìa khóa xây dựng hệ thống lương thực linh hoạt

ClockThứ Bảy, 05/08/2023 14:59
TTH.VN - Trong bối cảnh tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng trên toàn cầu do chi phí leo thang, các cuộc xung đột và tình trạng biến đổi khí hậu làm gián đoạn các chuỗi sản xuất và cung ứng, các nền kinh tế thành viên thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang tìm cách tăng năng suất nông nghiệp thông qua công nghệ đổi mới sáng tạo và các thực hành bền vững.

Các quan chức thương mại APEC nhất trí về thương mại toàn diện hơnAPEC: Chuyển đổi kinh tế xanh cần thúc đẩy bình đẳng và hòa nhậpKhoảng 258 triệu người cần viện trợ lương thực khẩn cấp

leftcenterrightdel
 Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Thomas Vilsack, người chủ trì Hội nghị Bộ trưởng An ninh Lương thực APEC lần thứ 8. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN

Theo số liệu từ trang web chính thức của APEC, số người rơi vào tình cảnh đói kém đã tăng dần kể từ năm 2015. Trong năm 2022, tình trạng mất an ninh lương thực đã gia tăng đáng kể, với khoảng 735 triệu người phải đối mặt với nạn đói trên toàn thế giới, con số này cao hơn 122 triệu người so với năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Liên quan đến vấn đề này, các Bộ trưởng Nông nghiệp và Thực phẩm trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa tổ chức nhóm họp tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington (Mỹ) để tăng cường các biện pháp, nhằm nuôi sống dân số ngày càng tăng với các nguồn tài nguyên hạn chế bởi những thách thức do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.

Phát biểu trước các đối tác tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng An ninh Lương thực APEC lần thứ 8 tại Seattle, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Thomas Vilsack cho hay: “Điều quan trọng là cần nhận ra rằng, an ninh lương thực và dinh dưỡng đòi hỏi lương thực phải đồng thời sẵn có, dễ tiếp cận, ổn định và giá cả phải chăng. Sự hạn chế trong bất kỳ yếu tố nào trong số những yếu tố này cũng có thể dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực và dinh dưỡng”.

Bên cạnh đó, việc tăng cường năng suất nông nghiệp cũng sẽ đóng vai trò cần thiết để đáp ứng nhu cầu của dân số toàn cầu ngày càng tăng. “Để sản xuất nhiều hơn, đồng thời giảm thiểu các tác động đến môi trường, chúng ta cần tận dụng sự đổi mới sáng tạo và thúc đẩy những cách làm việc mới”, ông Thomas Vilsack, người chủ trì hội nghị nói trên lưu ý.

“Chỉ bằng cách thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khoa học, bao gồm cả công nghệ sinh học, thì chúng ta mới có thể cung cấp cho nông dân, ngư dân, người trồng rừng và các nhà sản xuất khác những công cụ mà họ cần để cải thiện năng suất, tính bền vững và khả năng phục hồi”, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ nhận định.

Ngoài ra, Bộ trưởng Thomas Vilsack cũng nhấn mạnh, những tiến bộ công nghệ này cần phải được cung cấp cho các nhà sản xuất trên tất cả các quy mô và loại hình, ở mọi nơi trên thế giới. Các thị trường mở và cơ chế quản lý dựa trên khoa học cũng rất quan trọng đối với những công nghệ mới mang tính đổi mới sáng tạo hiện có.

Trong đó, việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, cũng như tăng trưởng năng suất nông nghiệp bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với an ninh lương thực và dinh dưỡng, điều này nhấn mạnh hơn nữa vai trò quan trọng mà sự đổi mới sáng tạo nắm giữ trong tương lai, liên quan đến việc giải quyết những thách thức này.

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Thomas Vilsack lưu ý: “Việc đẩy nhanh tăng trưởng năng suất nông nghiệp để giảm “dấu chân môi trường” của nông nghiệp và cắt giảm phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp cũng là điều cấp thiết. Nếu không có tăng trưởng năng suất nông nghiệp, việc đáp ứng nhu cầu lương thực hiện tại và tương lai của thế giới sẽ đòi hỏi phải tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả việc mở rộng nông nghiệp sang rừng và các hệ sinh thái quan trọng khác”.

“Sự mở rộng như vậy sẽ đe dọa khả năng đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của chúng ta, ngay cả khi các hoạt động khác của con người được cắt giảm một cách đáng kể. Hậu quả của việc không đẩy nhanh tăng trưởng năng suất nông nghiệp có thể rất nghiêm trọng”, ông Thomas Vilsack giải thích thêm.

Trong đó, những thay đổi đối với các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm chỉ có thể xảy ra ở quy mô và tốc độ cần thiết, nếu nông dân và các bên liên quan khác ở nông thôn gặt hái được lợi ích từ các chính sách và thực tiễn thông minh về khí hậu và bền vững, khi họ cố gắng để tối đa hóa năng suất và lợi nhuận của mình.

“Thực tế là đã đến lúc, và cùng nhau, chúng ta có thể đạt được các hệ thống thực phẩm nông nghiệp bền vững, công bằng và linh hoạt”, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Thomas Vilsack kết luận tại hội nghị.

Được biết, “Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người” là chủ đề được Mỹ đưa ra trong năm Chủ tịch APEC 2023. Mỹ sẽ là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Tuần lễ các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố San Francisco, tiểu bang California (Mỹ) vào tháng 11 tới đây.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Apec.org & State.gov)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Máy ảnh Instax thiết bị cổng dò kim loại bảng báo giá in card visit Đăng ký Hosting dùng thử miễn phíTư vấn Máy in 3D giá rẻ Đẹp iphone 15 đăng ký đăng ký vinaphone 4g dễ dàng Thuê server gpu theo giờ

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top