Thế giới

Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng hợp tác

ClockThứ Tư, 15/03/2023 17:50
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia trong 5 năm qua đã phát triển mạnh mẽ, với việc triển khai linh hoạt các cơ chế hợp tác song phương theo cả hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến.

GS Carl Thayer: Quan hệ Việt Nam-Australia có sự hội tụ địa chiến lượcĐại sứ Pakistan: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam là câu chuyện truyền cảm hứngViệt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-ItalyNhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vựcLào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất

leftcenterrightdel
 Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: Thanh Tú/TTXVN

Chương trình Hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược giai đoạn 2020-2023 giữa Việt Nam và Australia gồm 3 trụ cột là tăng cường gắn kết kinh tế; làm sâu sắc hơn hợp tác chiến lược, quốc phòng và an ninh; xây dựng quan hệ đối tác tri thức và đổi mới.

Đánh giá về quá trình thực hiện chương trình này, Giáo sư Carl Thayer nhận định trụ cột đầu tiên là thành công nhất vì thời gian qua, quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trong đó Việt Nam và Australia đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại tại Melbourne (bang Victoria). Tuy nhiên, ông cho rằng các nông phẩm của Việt Nam cần được tiếp cận sâu hơn nữa vào thị trường Australia.

Về trụ cột thứ hai là chiến lược, quốc phòng và an ninh, theo Giáo sư Carl Thayer, lĩnh vực hợp tác này cần được thúc đẩy hơn nữa. Mặc dù hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2010, cùng tham gia hoạt động hỗ trợ gìn giữ hòa bình, thực hiện các chương trình đào tạo và tổ chức các chuyến thăm của các tàu hải quân, song quan hệ hợp tác trên lĩnh vực này cần tiến xa hơn.

Bên cạnh đó, Australia và Việt Nam có thể hợp tác trên lĩnh vực mới như chia sẻ bí mật công nghệ, kinh nghiệm bảo đảm an ninh mạng và cách vận hành máy bay không người lái. Theo ông, lĩnh vực hợp tác quốc phòng cần nhiều hoạt động hợp tác thiết thực hơn như diễn tập giải cứu tàu ngầm, tổ chức đối thoại về giám sát hàng hải.

Về trụ cột thứ ba là tri thức và đổi mới, Giáo sư Carl Thayer cho rằng đây là lĩnh vực mới và hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này cơ bản chưa thực sự như mong đợi. Lĩnh vực này đang bùng nổ và sẽ diễn ra rất nhanh, do đó quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này cần được tiếp thêm động lực, trong bối cảnh Việt Nam cũng đang đổi mới mạnh mẽ (nổi lên là một số công ty như Viettel với việc chuyển đổi sang mạng 5G...).

Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer, trong tình hình hiện nay, ngoài 3 trụ cột nêu trên, Việt Nam và Australia còn nhiều cơ hội và tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, chống biến đổi khí hậu… Hai nước cần hết sức nỗ lực để khai thác hiệu quả những lĩnh vực hợp tác này.

Ông nêu rõ Australia đang đổi mới về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, và những đổi mới này có thể được chia sẻ với Việt Nam. 

Bên cạnh đó, Australia đang có sự điều chỉnh trong các quy định để tạo điều kiện cho nông sản của Việt Nam sang Australia nhiều hơn. Việt Nam cũng đang mở nhiều chuyến bay hơn sang Australia. So với trước đây, hoạt động đi lại giữa hai nước thuận tiện hơn đáng kể. Việc kết nối hàng không tốt hơn sẽ khuyến khích nhiều người Việt Nam đến Australia.

Trong bối cảnh nhiều người kỳ vọng mối quan hệ giữa hai nước được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Giáo sư Carl Thayer cho rằng nếu điều này thực sự diễn ra,Việt Nam và Australia sẽ tập trung vào lĩnh vực thương mại-đầu tư và quốc phòng-an ninh.

Theo ông, hai nước cần thúc đẩy và nâng tầm cơ chế đối thoại chiến lược ngoại giao-quốc phòng Việt Nam-Australia thường niên 2+2 lên cấp bộ trưởng, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Australia nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giải quyết những vấn đề tồn tại trong quan hệ song phương.

Ông cũng ủng hộ việc hai nước tăng cường cơ chế tiếp xúc lãnh đạo song phương như bên lề các cuộc họp của ASEAN và các diễn đàn quốc tế.

leftcenterrightdel
Hoa quả Việt Nam bày bán tại hội chợ xúc tiến thương mại hàng nông sản ở Australia. Ảnh: Diệu Linh/Vietnam+

Về biến đổi khí hậu, Giáo sư Carl Thayer cho rằng đây là một lĩnh vực hợp tác quan trọng đối với hai nước, trong khi vấn đề chuyển đổi năng lượng khá “hóc búa” đối với cả Australia và Việt Nam. Australia hướng tới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, nhưng điều đó tác động đến hoạt động xuất khẩu nhiên liệu của nước này. Trong khi đó, Việt Nam cũng cần giải quyết những vấn đề như mật độ giao thông và các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Đánh giá về triển vọng quan hệ giữa hai nước trong tương lai, Giáo sư Carl Thayer cho rằng chương trình nghị sự chính của Việt Nam và Australia sẽ tập trung vào một số lĩnh vực như chuẩn bị ứng phó với các tình huống xảy ra đại dịch tiếp theo, hồi phục kinh tế trong bối cảnh tác động của lạm phát, đảm bảo an ninh lương thực, các biện pháp khắc phục sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế sau giai đoạn hậu COVID-19.

Nhận định về những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ song phương, Giáo sư Carl Thayer cho rằng niềm tin chiến lược giữa Việt Nam và Australia đang ở mức độ cao, hai nước có sự phối hợp chính sách tích cực và hiệu quả. Niềm tin chính trị giữa hai nước vẫn được duy trì mặc dù có sự thay đổi ở cấp bộ máy lãnh đạo sau các cuộc bầu cử. Đây là tín hiệu tích cực và thuận lợi.

Về khó khăn, theo Giáo sư Carl Thayer, dù Việt Nam và Australia có rất nhiều điểm đồng chiến lược, cùng ủng hộ một môi trường khu vực an toàn, đảm bảo tự do hàng hải... song vẫn tồn tại một số lĩnh vực mà hai nước chưa có sự đồng nhất về quan điểm. Một vấn đề nữa là hai bên cần thúc đẩy quan hệ trở thành mối quan hệ tương hỗ, bình đẳng hơn trong tương lai để hai bên cùng có lợi trên mọi lĩnh vực.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Return to top