Thế giới
Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):

Giáo viên là động lực "phục hồi giáo dục toàn cầu" từ COVID-19

ClockThứ Ba, 05/10/2021 16:10
TTH.VN - Để hệ thống giáo dục phục hồi từ đại dịch COVID-19, cần đầu tư nhiều hơn vào phúc lợi, đào tạo, phát triển nghề nghiệp và điều kiện làm việc của 71 triệu nhà giáo trên khắp thế giới.

Liên Hiệp quốc kêu gọi các nước ưu tiên mở cửa lại trường họcUNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19

Giáo viên cùng các học sinh tại một trường học ở thủ đô Belgrade, Serbia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đó là nhận định được những nhà lãnh đạo của các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) đưa ra, nhân Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10).

Trong một tuyên bố chung, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Henrietta Fore, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Guy Ryder, và Tổng Thư ký Tổ chức Giáo dục Quốc tế David Edwards nhấn mạnh: “Ngày hôm nay, chúng ta tôn vinh sự cống hiến và sự can đảm đặc biệt của tất cả các giáo viên, khả năng thích ứng và sáng tạo đổi mới của họ trong những điều kiện rất thách thức và không chắc chắn”.

Ngày Nhà giáo Thế giới được tổ chức thường niên vào ngày 5/10, đem đến một cơ hội quan trọng để kêu gọi các Chính phủ và cộng đồng quốc tế tập trung sự chú ý đến các giáo viên và những thách thức của họ, đồng thời chia sẻ các phản ứng chính sách hiệu quả và đầy hứa hẹn.

“Họ là những nhân tố chính của các nỗ lực phục hồi giáo dục toàn cầu và là chìa khóa trong việc thúc đẩy tiến độ hướng tới giáo dục chất lượng, bao trùm và bình đẳng cho mọi người học, ở trong mọi hoàn cảnh... Bây giờ là lúc để công nhận vai trò đặc biệt của giáo viên và trao quyền cho họ trong việc đào tạo, phát triển chuyên môn, hỗ trợ và các điều kiện làm việc mà họ cần để thực hiện tài năng của mình. Việc phục hồi giáo dục sẽ thành công nếu được tiến hành cùng với các giáo viên, trao cho họ tiếng nói và không gian để tham gia vào việc đưa ra quyết định”, tuyên bố chung nói thêm.

Tính đến ngày 27/9, các trường học đã mở cửa trở lại hoàn toàn ở 124 quốc gia trên thế giới, mở cửa trở lại một phần ở 44 quốc gia khác, và vẫn đóng cửa hoàn toàn ở 16 quốc gia. Những con số này nhấn mạnh sự cần thiết phải chú ý đến sức khỏe và phúc lợi của các giáo viên khi các trường học mở cửa trở lại, cũng như việc tiếp tục phát triển chuyên môn để tích hợp và triển khai công nghệ giáo dục thành công.

Để kỷ niệm Ngày Nhà giáo Thế giới năm 2021, những đơn vị tổ chức và các đối tác, bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh Giáo dục Toàn cầu và các tổ chức xã hội dân sự, sẽ tổ chức các sự kiện quy mô toàn cầu và khu vực, bên cạnh một chiến dịch vận động với sự tham gia của Mạng lưới các Thành phố Học tập Toàn cầu của UNESCO.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, chủ động, sáng tạo”, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh phát triển toàn diện, có nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt kết quả thiết thực, vững chắc; tạo động lực to lớn, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT tỉnh...

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Return to top