Thế giới

Liên Hiệp quốc kêu gọi các nước ưu tiên mở cửa lại trường học

ClockThứ Tư, 14/07/2021 17:22
TTH.VN - Theo báo cáo được công bố trong Hội nghị Giáo dục Toàn cầu của UNESCO ngày 13/7, khoảng 1/3 các quốc gia trên thế giới vẫn chưa thực hiện các chương trình khắc phục hậu quả để giúp học sinh bắt kịp việc học, sau khi các trường học phải đóng cửa do đại dịch COVID-19.

UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19Hơn 450 triệu học sinh trên thế giới không thể trở lại trường học

LHQ kêu gọi các nước ưu tiên mở cửa lại các trường học một cách an toàn cho học sinh. Ảnh minh hoạ: AFP/Tuyengiao

Trong khi đó, chỉ 1/3 các quốc gia, chủ yếu là các nước có thu nhập cao, đang thực hiện các bước đo lường những tổn thất giáo dục ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Theo bà Silvia Montoya, Giám đốc Viện Thống kê UNESCO, việc đánh giá những tổn thất trong giáo dục là “bước quan trọng đầu tiên để giảm thiểu hậu quả của nó”. Bà cho rằng các quốc gia cần phải đầu tư vào việc đánh giá mức độ thiệt hại trong giáo dục để thực hiện “các biện pháp khắc phục phù hợp”.

Tổng cộng, có 142 quốc gia tham gia cuộc khảo sát, trong khoảng thời gian từ tháng 2-5/2021 và trải dài ở 4 cấp học, từ mầm non đến trung học phổ thông. Kết quả cho thấy chỉ có chưa tới 1/3 các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình mở cửa lại các tường học trực tiếp cho tất cả học sinh, làm tăng nguy cơ mất khả năng học tập cũng như bỏ học.

Phát biểu trước Hội nghị Giáo dục Toàn cầu, Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay và Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore cảnh báo rằng với việc các lớp học vẫn bị đóng cửa ở 19 quốc gia, ảnh hưởng đến hơn 156 triệu học sinh, những tổn thất mà trẻ em và thanh thiếu niên phải gánh chịu do bỏ học có thể không bao giờ bù đắp nổi.

Cũng theo người đúng đầu UNESCO và UNICEF, từ những tổn thất trong học tập, những tổn thương về tinh thần, cho đến đối mặt với bạo lực và lạm dụng… sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em, trong đó đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất thường là trẻ em ở những nơi có nguồn lực thấp, không được tiếp cận với các công cụ học tập từ xa, và trẻ nhỏ đang ở các giai đoạn phát triển quan trọng.

Ngoài ra, việc đóng cửa trường học cũng ảnh hưởng đến phụ huynh và người chăm sóc vì việc phải giữ trẻ ở nhà đã buộc một số phụ huynh phải nghỉ việc, nhất là ở những quốc gia hạn chế hoặc không có chính sách cho nhân viên nghỉ phép nuôi con.

Trong bối cảnh đó, các quan chức LHQ kêu gọi các nhà hoạch định và chính phủ ưu tiên mở lại các trường học một cách an toàn để tránh “một thảm họa thế hệ”. Những bằng chứng được đưa ra cho thấy trường học không phải là một trong những động lực chính của làn sóng lây nhiễm COVID-19, và quyết định mở hay đóng cửa phải dựa trên những phân tích rủi ro và “cân nhắc dịch tễ học” trong cộng đồng đang sinh sống.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Return to top