Thế giới

Giới khoa học đẩy nhanh nỗ lực bào chế thuốc chống virus corona mới

ClockThứ Tư, 29/01/2020 15:47
Giới khoa học trên thế giới đang đẩy nhanh việc điều chế vắc-xin phòng chống chủng virus corona mới bùng phát từ Vũ Hán (Trung Quốc).

Cập nhật tình hình dịch viêm phổi do virus corona tại Trung QuốcThế giới đối mặt với tác động kinh tế từ virus coronaThế giới chạy đua với thời gian để ngăn chặn đại dịch virus CoronaTrung Quốc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống dịch corona

Nhật Bản và Mỹ hôm nay (29/1) sơ tán hàng trăm công dân khỏi thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, tâm điểm của đợt bùng phát dịch viêm phổi do chủng virus corona mới. Trong khi đó, con số nạn nhân vẫn không ngừng tăng lên. Tại Trung Quốc, đã có thêm 26 trường hợp tử vong do virus corona, nâng tổng số người chết lên 132 người. Số người nhiễm bệnh tính đến ngày hôm nay là 5.974 người trên khắp cả nước.

Giới khoa học đẩy nhanh nỗ lực bào chế thuốc chống virus corona mới. Ảnh: Reuters

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên sơ tán công dân, ước tính khoảng 650 người tại tỉnh Hồ Bắc. Riêng tại thành phố Vũ Hán, một máy bay với khoảng 200 người trong số này sáng nay đã hạ cánh xuống thủ đô Tokyo. Nhật Bản vừa xác nhận một trường hợp nhiễm bệnh mới và người này chưa từng tới Trung Quốc, song đã lái xe đưa đón khách du lịch từ Vũ Hán.

Chính phủ Mỹ cũng thông báo cử một máy bay tới Vũ Hán để sơ tán nhân viên lãnh sự quán tại thành phố này, trong khi những công dân Mỹ khác tại đây hôm nay cũng sẽ được đưa về nước. Chính quyền Tổng thống Donald Trump trước đó cùng ngày kêu gọi Trung Quốc tăng cường hợp tác, cũng như triển khai những biện pháp cần thiết để đối phó hiệu quả hơn với dịch bệnh. 

Giám đốc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ Robert Redfield cho biết: “Tất cả mọi người đều có vai trò trong việc giúp ngăn chặn sự lây lan của loại virus này. Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ, phối hợp với Bộ Ngoại giao đã cập nhật hướng dẫn du lịch và khuyến nghị công dân tránh du lịch không cần thiết đến Trung Quốc”.

Về phần mình, chính phủ Pháp hôm qua cho biết, một máy bay của nước này sẽ hạ cánh xuống Vũ Hán vào ngày mai để có đưa những công dân Pháp đầu tiên về nước vào ngày hôm sau. Theo Bộ trưởng Y tế pháp Agnès Buzyn, những người này sẽ được cách ly trong vòng 14 ngày sau khi về nước.  Ủy ban châu Âu thì cho biết, chiếc máy bay thứ 2 sẽ cất cánh muộn nhất là vào cuối tuần này để sơ tán ít nhất 350 công dân châu Âu, trong đó có 250 người Pháp.

Chính quyền các nước châu Âu đã tăng cường chuẩn bị cho việc sơ tán công dân khỏi Vũ Hán, trong bối cảnh, dịch bệnh do virus corona tiếp tục diễn biến khó lường, với liên tục các trường hợp nhiễm bệnh mới tại châu Âu được xác nhận. Đặc biệt là tại Pháp, với trường hợp nhiễm virus corona nghiêm trọng đầu tiên được phát hiện và tại Đức là những trường hợp đầu tiên nghi lây truyền từ người sang người.

Tổ chức Y tế thế giới hôm qua thông báo cử đoàn chuyên gia quốc tế tới Trung Quốc ngay khi có thể để nắm bắt tình hình dịch bệnh, cũng như chủng virus corona mới và đưa ra phản ứng toàn cầu cần thiết. Tại buổi tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Gheberyesus ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua cam kết sẽ đánh bại virus corona mới hiện đã lây lan ra khoảng 15 nước bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Theo ông Chung Nam Sơn, một trong những chuyên gia hàng đầu Trung Quốc về các bệnh đường hô hấp và là người từng có công phát hiện Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003, dịch bệnh do chủng virus corona mới sẽ đạt đỉnh trong vòng 1 tuần hoặc 10 ngày nữa trước khi thuyên giảm. Trong khi đó, các chuyên gia của Viện y tế quốc gia Mỹ cũng đang đẩy nhanh việc điều chế vắc-xin phòng chống chủng virus corona mới. 

Theo Giám đốc Viện quốc gia các bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci, công việc này dự kiến sẽ mất nhiều tháng, song giới chuyên gia đã sẵn sàng để đối phó với kịch bản tồi tệ nhất là một đại dịch quy mô lớn.

“Ngay lúc này chúng ta đã bắt tay vào việc nghiên cứu vắc-xin. Với một sự lạc quan thận trọng, tôi dự đoán rằng chúng ta có thể tiến hành thử nghiệm giai đoạn 1 trong vòng 3 tháng tới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một loại vắc-xin đã sẵn sàng để triển khai. Sẽ phải mất 3 tháng để tham gia thử nghiệm, 3 tháng để có được dữ liệu miễn dịch an toàn. Và sau đó bạn mới có thể chuyển sang giai đoạn hai”.

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Doherty của Australia hôm qua thông báo đã nuôi cấy thành công chủng virus corona mới, kết quả này sẽ cung cấp cho các phòng thí nghiệm quốc tế những thông tin quan trọng để chống lại sự bùng phát dịch bệnh hiện nay.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top