Thế giới

Giữa đại dịch COVID-19, bệnh lao vẫn là mối đe dọa chết người ở Đông Nam Á

ClockThứ Hai, 22/03/2021 16:06
TTH.VN - Đã hơn một năm kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Từ đó đến nay, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 2,7 triệu người và tiếp tục lây nhiễm cho hàng nghìn người mỗi ngày.

WHO: Tiến bộ chống lại bệnh lao “đối mặt với nguy cơ”Bệnh lao sẽ được đẩy lùi vào năm 2045WHO: Lao vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới

Lao là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Youmed

Trong khi hơn 400 triệu người trên toàn cầu đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải vật lộn để ngăn chặn loại virus nguy hiểm này. Tuy nhiên, giữa cuộc chiến chống lại COVID-19, vẫn còn những căn bệnh chết người khác, lâu đời hơn mà mọi người dường như đã quên đi, và bệnh lao là một trong số đó.

Là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi ngày có khoảng 4.000 người chết vì bệnh lao trong khi có gần 28.000 người bị lây nhiễm căn bệnh vốn có thể phòng ngừa và chữa khỏi này. Năm 2019 có 10 triệu người mắc bệnh lao và trong số đó, 1,4 triệu người đã tử vong.

Ngày 24/3 hằng năm từ lâu đã được LHQ ấn định là Ngày Thế giới phòng, chống Lao, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về những hậu quả kinh tế, xã hội và sức khỏe nghiêm trọng của bệnh lao.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ở Mỹ, bệnh lao là do trực khuẩn lao thường tấn công vào phổi. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này cũng có thể gây hại cho các bộ phận khác của cơ thể như thận và não, khiến bệnh nhân nhiễm bệnh lao có thể tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, thống kê của WHO cho biết lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh lao, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến những người trưởng thành trong những năm làm việc hiệu quả nhất của cuộc đời.

May mắn thay, bệnh lao là một bệnh có thể chữa khỏi và có thể phòng ngừa được bằng vaccine chủng ngừa Bacille Calmette-Guérin (BCG). Ở nhiều quốc gia, trẻ em được chủng ngừa BCG để ngăn ngừa bệnh viêm màng não do lao. Đã có hơn 60 triệu người được cứu sống kể từ năm 2000 nhờ những nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt bệnh lao.

Tuy nhiên, The ASEAN Post trích dẫn báo cáo của các phương tiện truyền thông nói rằng, việc chủng ngừa BCG sẽ không ngăn được một người bị nhiễm lao khi trưởng thành.

WHO cho biết trong năm 2018, 2/3 tổng số ca bệnh lao trên toàn cầu tập trung chỉ ở 8 quốc gia, trong đó Ấn Độ dẫn đầu về số lượng, tiếp theo là Trung Quốc, sau đó là các nước thành viên ASEAN gồm Indonesia và Philippines, cùng với Pakistan, Nigeria, Bangladesh và Nam Phi.

Tình hình ở Đông Nam Á

Đông Nam Á là nơi sinh sống của 26% dân số thế giới nhưng chiếm đến 44% tổng số ca mắc bệnh lao. Ước tính, mỗi năm ASEAN có hơn 4 triệu người mắc bệnh lao, làm khoảng 650.000 người tử vong.

Dựa trên báo cáo của các phương tiện truyền thông, khu vực này đã tăng gấp đôi đầu tư vào các chương trình phòng chống lao để tăng cường phát hiện các ca bệnh, khai thác các công nghệ mới để chẩn đoán và điều trị, cùng với các nỗ lực khác. Tuy nhiên, cần có nhiều chiến lược hơn nữa để giúp loại bỏ căn bệnh này.

Theo báo cáo vào năm 2019, khối này đã có bước đi mới trong cuộc chiến nhằm chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Kế hoạch hành động mới của khu vực để chống lại bệnh lao, được thông qua năm 2019 ở New Delhi, Ấn Độ có thể giúp giảm từ 12% - 15% số ca bệnh mỗi năm, tương đương với việc giảm khoảng 270.000 ca nhiễm lao/năm.

Song song đó, nhiều nỗ lực và chiến lược trong khu vực cũng được tiến hành để chấm dứt căn bệnh này. Ví dụ, Indonesia - quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao thứ 3 trên thế giới - đã hợp tác đào tạo về bệnh lao với các cơ sở của Australia vào năm 2018 nhằm tăng cường năng lực địa phương, đáp ứng các mục tiêu Chiến lược chấm dứt bệnh lao của WHO.

Chiến lược chấm dứt bệnh lao của WHO nhằm mục đích giảm 95% số ca tử vong do bệnh lao và giảm 90% số ca mắc mới từ năm 2015 đến năm 2035, đồng thời đảm bảo không gia đình nào phải chịu gánh nặng chi phí kinh hoàng do bệnh lao.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Return to top