Thế giới

Hàn Quốc, ASEAN hội đàm cấp bộ trưởng tăng cường hợp tác văn hóa, nghệ thuật

ClockThứ Ba, 22/10/2019 10:55
TTH - Tờ Yonhap dẫn lời giới chức Seoul ngày 21/10 cho biết, các bộ trưởng văn hóa của Hàn Quốc và 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tham gia một phiên họp tổ chức tại thành phố Gwangju để thảo luận về cách thức thúc đẩy hợp tác, trao đổi văn hóa và nghệ thuật.

Nhiều kỳ vọng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hàn Quốc - ASEANHàn Quốc nỗ lực hoàn tất đàm phán FTA với 3 nước ASEANDi sản văn hóa Huế sẽ có mặt tại không gian văn hóa chung Busan - Hàn Quốc

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh minh họa: Tạp chí Quốc phòng toàn dân

Buổi họp sẽ diễn ra trong hai ngày 23-24/10, tức 1 tháng trước khi Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – ASEAN chính thức được tổ chức tại thành phố Busan trong hai ngày 25-26/11 tới.

Thay mặt chính phủ Hàn Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước này tuyên bố các bộ trưởng sẽ họp bàn hướng đến tìm ra cách thức để thúc đẩy “sự hiểu biết về văn hóa đôi bên, cũng như tăng cường thực hiện nhiều dự án sáng tạo chung, đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan văn hóa, nghệ thuật, trao đổi văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa. Bộ cũng đề xuất khởi động nhiều dự án hợp tác đa dạng để mở rộng trao đổi văn hóa Hàn Quốc – ASEAN như một phần trong nội dung chính sách miền Nam mới”.

Được biết, chính sách miền Nam mới là sáng kiến của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ban hành vào năm 2017 nhằm mục tiêu tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, tức các nước như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Nhờ vào cuộc họp này, hai bên sẽ có cơ hội trao đổi tích cực hơn về quan điểm của mình để phát triển mối quan hệ đối tác văn hóa Hàn Quốc – ASEAN, cùng lúc đặt nền tảng cho sự hợp tác giữa các thế hệ công dân các nước trong tương lai.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
  • Cuộc đời sự nghiệp nhà văn Kim Lân

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top