Thế giới

Hàn Quốc: “ASEAN rất quan trọng đối với chúng tôi”

ClockChủ Nhật, 05/05/2024 17:11
TTH.VN - Theo nhận định của các chuyên gia, không có gì cần bàn luận và ngạc nhiên khi Hàn Quốc nỗ lực tìm cách tăng cường quan hệ giữa nước này với khu vực Đông Nam Á.

Khuôn khổ kinh tế IPEF có hiệu lực tại Hàn QuốcHàn Quốc sẽ nâng quy mô vốn ODA cho Việt Nam trong năm nay

 Hàn Quốc đang nỗ lực tăng cường hợp tác với khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong đó, ông Park Cheol-hee, Giám đốc Học viện Ngoại giao Hàn Quốc, cố vấn chủ chốt của Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh: “Toàn bộ khu vực ASEAN rất quan trọng đối với chúng tôi”.

Dưới thời của cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nước này đã có những bước tiến lớn trong việc tăng cường hợp tác với khu vực Đông Nam Á. Trong đó đáng chú ý là cựu Tổng thống đã đưa ra chính sách hướng Nam mới đặc trưng của mình vào năm 2017. Chính sách ra đời nhằm tìm cách nâng cao mối quan hệ với khu vực lên ngang hàng với 4 cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.

Được biết, cựu Tổng thống Moon Jae-in là vị Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên đến thăm tất cả 10 nước ASEAN trong nhiệm kỳ của mình. Chính phủ của ông không chỉ thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia ASEAN mà còn tích cực quảng bá khu vực này đến người dân Hàn Quốc trước Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc - ASEAN năm 2019.

ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc, sau Trung Quốc. Thương mại song phương giữa khu vực và nước này ghi nhận mức tăng từ 147 tỷ USD vào năm 2017 lên 208 tỷ USD vào năm 2022. Cùng lúc, đầu tư của Hàn Quốc và ASEAN cũng tăng từ 5,28 tỷ USD vào năm 2017 lên 8,89 tỷ USD vào năm 2021.

Sau khi ông Yoon Suk-yeol nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc vào tháng 5/2022, đã có những lo ngại xảy ra đối với tương lai của quan hệ giữa Hàn Quốc và khu vực. Song giới chuyên gia cho rằng, mọi thứ hoàn toàn có thể thay đổi theo hướng tốt đẹp khi Hàn Quốc và ASEAN kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao vào năm 2024.

Vào tháng 2, ông Park đã cùng Tổng thống Yoon Suk-yeol đến thăm các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, Singapore, Malaysia và Indonesia. Tại đây, lãnh đạo các nước đã có nhiều cuộc thảo luận sâu về tình hình và hướng phát triển cho quan hệ đôi bên trong tương lai.

Đề cập đến hợp tác với ASEAN, ông Park Cheol-hee chia sẻ: “Tôi sẽ truyền đi thông điệp rằng, khu vực này cần được coi trọng hơn nhiều so với trước đây. Điều này cần được tiến hành trong mọi lĩnh vực, không chỉ kinh tế và thương mại mà còn cả xây dựng năng lực, hợp tác công nghiệp, R&D (nghiên cứu và phát triển), trao đổi nhân dân và kết nối văn hóa”.

Cách tiếp cận ASEAN của Hàn Quốc trong lần này sẽ toàn diện và thực tế hơn rất nhiều so với trước đây, với kế hoạch được thiết kế đặc biệt phù hợp với nhu cầu của các nước Đông Nam Á và bao gồm danh sách khoảng 100 hạng mục hợp tác mà bất kỳ quốc gia ASEAN nào cũng có thể theo đuổi với Hàn Quốc. Các lĩnh vực hợp tác cốt lõi bao gồm hợp tác quốc phòng, an ninh hàng hải, an ninh kinh tế, số hóa, biến đổi khí hậu và trao đổi văn hóa. Ngoài ra còn có kế hoạch tăng cường tài trợ cho các dự án hợp tác ASEAN - Hàn Quốc.

“Ưu tiên là nâng cao mức độ hợp tác giữa Hàn Quốc và ASEAN lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhiều hơn. Đó là khuôn khổ tổng thể mà chúng tôi mong muốn đạt được và chúng tôi đang hướng tới điều đó”, ông Park khẳng định.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top