Thế giới

Hàn Quốc: Tài xế xe tải đình công, các ngành công nghiệp đối mặt thiệt hại 1,2 tỷ USD

ClockThứ Hai, 13/06/2022 15:39
TTH.VN - Tính đến hôm qua (12/6), các ngành công nghiệp của Hàn Quốc, bao gồm ô tô, thép, hóa dầu và xi măng, phải đối mặt với khoản lỗ lũy kế trị giá khoảng 1,6 nghìn tỷ won (1,24 tỷ USD) do cuộc đình công đang diễn ra của các tài xế xe tải, Bộ Công nghiệp nước này cho biết sáng nay.

Hy Lạp: Tài xế taxi biểu tình phản đối cuộc “xâm lăng” của UberIndonesia: Taxi biểu tình gây hỗn loạn giao thông

Hàng dài xe tải ở Hàn Quốc ùn ứ khi tài xế đình công. Ảnh: Yonhap/EPA

Khoản lỗ ước tính 1,6 nghìn tỷ won này dựa trên những thiệt hại trong sản xuất, vận chuyển và xuất khẩu.

Theo các quan chức Hàn Quốc, cuộc đình công của các tài xế xe tải hôm nay vẫn tiếp tục diễn ra trong ngày thứ 7 liên tiếp, làm trầm trọng thêm những gián đoạn và trì hoãn về hậu cần (logistic) trên toàn quốc, khi các cuộc đàm phán của họ với chính phủ về yêu cầu tăng lương vẫn chưa đạt được kết quả.

Dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc, người lao động của Tổ chức Đoàn kết Công nhân Vận tải hàng hóa gồm 22.000 thành viên, đã tổng đình công từ ngày 7/6 đến nay, yêu cầu chính phủ mở rộng hệ thống cước vận chuyển, đảm bảo mức lương cơ bản cho tài xế xe tải nhằm đối phó với tình trạng chi phí nhiên liệu tăng cao. Cuộc đình công kéo dài suốt một tuần qua đã gây ra sự gián đoạn rộng rãi trong mạng lưới hậu cần của Hàn Quốc.

Sáng 13/6, công đoàn cho biết họ đã cố gắng tìm ra một giải pháp thông qua các cuộc đàm phán với Bộ giao thông và đất đai, nhưng các cuộc đàm phán cuối cùng đã không đạt được kết quả.

Công đoàn tiết lộ trong vòng đàm phán gần đây nhất ngày 12/6, hai bên đã đạt được một thỏa thuận tạm thời với ​​cam kết sẽ có những nỗ lực “tích cực” để giúp mở rộng và nâng cấp hệ thống giá cước. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã thất bại ngay trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng do sự phản đối từ Đảng Quyền lực nhân dân cầm quyền.

Được biết, công đoàn đang yêu cầu mở rộng Hệ thống Giá cước Vận tải Đường bộ An toàn được thiết kế để ngăn chặn việc lái xe nguy hiểm và đảm bảo mức giá cước tối thiểu cho các tài xế xe tải. Hệ thống này được áp dụng từ năm 2020, dự kiến ​​kết thúc vào cuối tháng 12 tới.

Tính đến đầu giờ sáng nay, khoảng 6.600 thành viên, tương đương 30% thành viên của công đoàn xe tải đã tham gia cuộc đình công trên toàn quốc, gây ra sự gián đoạn cho các chuyến hàng container tại các cảng biển lớn và gây thiệt hại về sản lượng công nghiệp.

Theo Yonhap, trong ngày 12/6, lượng container vận chuyển ra vào cảng Busan - cảng lớn nhất ở Hàn Quốc, đã giảm xuống khoảng 1/4 so với một tháng trước đó.

Lượng container tại cảng Incheon, một cảng lớn khác, cũng giảm tới 20% so với mức thông thường.

Bộ Giao thông và Đất đai Hàn Quốc cho biết nhiều ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước cũng đang gặp tổn thất do sự sụt giảm đầu ra và khó khăn trong việc vận chuyển các sản phẩm của họ.

“Nền kinh tế và tổng thể ngành công nghiệp của chúng ta dự kiến ​​sẽ chịu thiệt hại lớn nếu sự gián đoạn hoạt động hậu cần tiếp tục diễn ra, giữa thời điểm chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức như gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và giá nguyên liệu thô tăng”, Thứ trưởng thứ nhất của Bộ Công nghiệp Hàn Quốc Jang Young-jin nhận định, từ đó kêu gọi  một giải pháp nhanh chóng để chấm dứt cuộc đình công.

Ước tính, ngành công nghiệp ô tô nước này đã phải chịu thiệt hại trị giá 257,1 tỷ won do cuộc đình công đã cản trở việc vận chuyển các linh kiện ô tô và gây ra thiệt hại về sản lượng của khoảng 5.400 xe.

Hyundai Motor Co., nhà sản xuất ô tô lớn nhất Hàn Quốc, cho biết cuộc đình công của các hãng xe tải đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xe tại 5 nhà máy của họ ở Ulsan, cách thủ đô Seoul khoảng 410 km về phía đông nam. Trong khi đó, các nhà sản xuất thép đến nay đã lỗ khoảng 697,5 tỷ won. Các công ty hóa dầu và xi măng cũng gặp khó khăn trong việc giao thành phẩm do cuộc đình công của các tài xế xe tải.

Trong một động thái mới nhất, quân đội Hàn Quốc đã điều động 100 xe tải để chở các container đến và đi từ các địa điểm chính và trong khoảng cách ngắn với các cảng để giải phóng không gian, lớn nhằm giảm tác động từ cuộc đình công vẫn đang diễn ra.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Sản xuất cửa nhựa composite - Nghề mới ở Hương Thủy

Hương Thủy là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và dịch vụ thương mại. Để thúc đẩy ngành nghề CN-TTCN trên địa bàn phát triển, TX. Hương Thủy tiếp tục quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp, tranh thủ các chính sách khuyến công của tỉnh để hỗ trợ các cơ sở sản xuất đầu tư, đổi mới công nghệ, trang, thiết bị máy móc, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sản xuất cửa nhựa composite - Nghề mới ở Hương Thủy
Khánh thành trạm biến áp 110kV tại Phong Điền

Chiều 1/12, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ khánh thành Dự án (DA) trạm biến áp (TBA) 110kV khu công nghiệp (KCN) Phong Điền. Tổng Giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư, cùng đại diện các ban, ngành, đơn vị liên quan đến dự, cắt băng khánh thành.

Khánh thành trạm biến áp 110kV tại Phong Điền
Return to top