Thế giới

Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới

ClockThứ Sáu, 06/12/2019 14:55
TTH.VN - Thông qua đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như nỗ lực quảng bá phối hợp, Hàn Quốc đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 2022.

Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung độtHàn Quốc tin tưởng đạt thỏa thuận chia sẻ chi phí quân sự với MỹHàn Quốc xây làng Việt Nam tại quê hương huấn luyện viên Park Hang-seoHàn Quốc nhắm mục tiêu tăng hiệu quả điều trị AIDS lên hơn 90%Động lực cho một 'kỳ tích mới' trong quan hệ Việt Nam-Hàn QuốcHàn Quốc sẽ tìm cách phục hồi kinh tế

Mỹ phẩm Hàn Quốc có sức hút lớn với phụ nữ toàn thế giới. Ảnh minh họa: VTV.vn

Bộ Y tế và Phúc Lợi Hàn Quốc cho biết, các sản phẩm mỹ phẩm của quốc gia này có khả năng cạnh tranh toàn cầu, được thúc đẩy bởi sự phát triển vượt bậc nhờ cơn sốt K-beauty với những sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng.

Tuy nhiên, để làm được điều này các công ty Hàn Quốc cần triển khai hành động tích cực hơn để đối đầu và vượt lên những đối thủ khác như Nhật Bản.

“Mục tiêu Hàn Quốc đặt ra là mỗi năm sẽ xuất khẩu hơn 9 nghìn tỷ Won (7,6 tỷ USD) sản phẩm mỹ phẩm và có ít nhất 7 công ty lọt top 100 công ty mỹ phẩm hàng đầu thế giới, cao hơn mức 4 công ty như hiện tại”, tờ Yonhap dẫn lời Bộ Y tế và Phúc lợi cho hay.

Thêm vào đó, một mục tiêu khác được đặt ra là có 276 công ty mỹ phẩm địa phương đạt mức doanh thu hằng năm vượt quá 5 tỷ Won, tăng từ mức 150 công ty như hiện tại. Sự tăng trưởng này sẽ góp phần tạo nên 73.000 việc làm mới.

Về phương diện R&D, Seoul sẽ hỗ trợ 7,7 tỷ Won cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm tới. Từ năm 2020 trở đi, 20 – 30 tỷ Won sẽ được đầu tư cho lĩnh vực này.

Những nỗ lực nêu trên được kỳ vọng sẽ thúc đẩy công nghệ sản xuất mỹ phẩm của Hàn Quốc lên mức 95%, cao hơn mức 86,8% trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, những bước đi này có thể giúp Hàn Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản, tức giảm từ mức 23,5% xuống còn 18% trong năm 2022.

Về khâu quảng bá, bộ cho biết sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường Đông Nam Á rộng lớn, nơi các sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc có nhu cầu sử dụng cao.

Được biết, Đông Nam Á là một thị trường hấp dẫn. Các thị trường nước ngoài chính của Hàn Quốc về mỹ phẩm là Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và Thái Lan với tổng cộng các công ty sản xuất và bán lẻ mỹ phẩm đạt mức 12.000 đơn vị.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Return to top