Thế giới

Hàn Quốc: Xuất khẩu thịt lợn vẫn ổn định, bất chấp dịch tả lợn

ClockChủ Nhật, 22/09/2019 14:48
TTH.VN - Giới chức Hàn Quốc cho biết, xuất khẩu thịt lợn của nước này dự kiến ​​vẫn duy trì ở mức ổn định, mặc dù đã có 2 ổ dịch tả lợn châu Phi được ghi nhận trong nước.

Hàn Quốc cấm mang sản phẩm chăn nuôi về nước để đối phó tả lợn châu PhiTriều Tiên xác nhận bùng phát dịch tả lợn châu Phi

-

Hàn Quốc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: BBC/VOV

Trường hợp ổ dịch tả lợn châu Phi (ASF) đầu tiên được xác nhận tại Hàn Quốc đã được báo cáo hôm 17/9 vừa qua tại Paju, nằm gần biên giới với Triều Tiên. Ổ dịch ASF thứ hai được phát hiện ở khu vực Yeoncheon lân cận vào một ngày sau đó.

Các trường hợp nhiễm bệnh đã gây ra mối lo ngại cho ngành công nghiệp thịt lợn của nước này, trong đó có sản lượng xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn, năm 2018, Hàn Quốc đã vận chuyển các lô thịt lợn trị giá hơn 217 nghìn USD đến 3 điểm đến là HongKong, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Thái Lan.

Các quan chức Hàn Quốc cho rằng, ngành xuất khẩu thịt lợn của nước này khó có thể bị ảnh hưởng bởi ASF, miễn là có thể khống chế dịch bệnh này ở Paju và Yeoncheon. Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc tiết lộ, các chuyến hàng đến HongKong và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã tăng khá nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Thái Lan đã bị đình chỉ trong năm nay do các vấn đề hợp đồng.

Bộ cho biết thịt lợn xuất khẩu sang HongKong sẽ vẫn ổn định vì các trang trại vận chuyển thịt lợn đến thành phố nằm ở tỉnh Nam Gyeongsang, cách các trang trại bị nhiễm bệnh khoảng 300 km.

UAE cũng cho phép nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn của Hàn Quốc miễn có giấy chứng nhận kiểm dịch do Seoul cấp.

"Tuy nhiên, việc xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng nếu dịch bệnh lan sang các khu vực khác", quan chức này nói thêm, tuyên bố chính phủ sẽ tập trung nỗ lực vào việc ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh rất dễ lây lan này.

Mặc dù sốt lợn ở châu Phi không gây hại cho người, nhưng nó gây tử vong và lây nhiễm cho lợn với quy mô lớn, và hiện không có thuốc chữa. Bệnh chủ yếu lây lan qua thức ăn bị ô nhiễm hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người và động vật hoang đã nhiễm virus ASF.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

Sáng 22/10, UBND TP. Huế tổ chức lễ tiếp xã giao đoàn Ủy ban văn hóa TP. Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Park Gwang-ho, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa TP. Gyeongju làm trưởng đoàn. Chủ trì buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh cùng đại diện các phòng, ban.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju
Return to top