Thế giới

Hàng loạt nước châu Âu mở lại biên giới nội khối, khôi phục kinh tế

ClockThứ Hai, 15/06/2020 09:58
Biên giới giữa hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu chính thức mở lại sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn dịch Covid-19.

Liên minh châu Âu EU được bảo đảm 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19Lãnh đạo EU đề xuất quỹ phục hồi 1 nghìn tỷ USD cho khu vực

Bắt đầu từ 15/6, các nước Đức, Pháp, Bỉ và Hy Lạp mở lại toàn bộ biên giới với các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu, chính thức khôi phục một phần không gian tự do di chuyển Schengen vốn đã bị đóng băng trong suốt gần 3 tháng qua do các lệnh phong toả tại các quốc gia. Đến đêm 15/6, đến lượt Áo mở cửa biên giới.

Biên giới giữa nhiều nước EU được mở lại từ 15/6

Trước đó, ngay từ ngày 3/6, Italy đã mở cửa để chào đón du khách châu Âu. Croatia và Ba Lan đã mở cửa từ ngày 11/6. Đáng chú ý, không chỉ mở cửa với các nước trong EU, Hy Lạp còn cho phép nối lại chuyến bay với một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Tại Tây Ban Nha, một trong những nước có thiệt hại nghiêm trọng nhất vì đại dịch Covid-19, trong chiều 14/6, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng thông báo nước này sẽ mở cửa biên giới với hầu như toàn bộ các nước EU từ ngày 21/6, trừ Bồ Đào Nha.

“Kể từ ngày 21/6, quy định cách ly bắt buộc với mọi hành khách đến Tây Ban Nha sẽ được huỷ bỏ sau nhiều cuộc tham vấn với các nước láng giềng, dựa trên tính toán về các biện pháp song phương cần thiết phải áp dụng. Chỉ riêng việc kiểm soát biên giới trên bộ với Bồ Đào Nha là kéo dài đến ngày 30/6, theo yêu cầu của Bồ Đào Nha” - Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết.

Trước đó, theo kế hoạch được chính phủ Tây Ban Nha đưa ra, việc mở lại biên giới chỉ được thực hiện từ ngày 1/7. Tuy nhiên, diễn biến tích cực của dịch Covid-19 tại nước này trong nhiều tuần qua cho phép đẩy nhanh thời hạn mở lại biên giới vào ngày 21/6, trùng thời điểm kết thúc giai đoạn áp dụng tình trạng khẩn cấp cuối cùng tại Tây Ban Nha.

Là điểm đến du lịch lớn thứ 3 thế giới và thứ 2 tại châu Âu, Tây Ban Nha kỳ vọng việc sớm mở lại biên giới sẽ cứu vãn được một phần cho ngành du lịch, ngành kinh tế chiếm đến 12% GDP nước này.

Trong khi đó tại Anh, hàng loạt cửa hàng không thiết yếu như các trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ cũng chính thức được mở lại từ ngày 15/6. Tại Pháp, toàn bộ đất nước được chuyển thành vùng xanh, bao gồm cả khu vực thủ đô Paris, đồng nghĩa với việc mọi quán cafe, nhà hàng được phép hoạt động trở lại bình thường như trước đây./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top