Thế giới

Hàng triệu trẻ em đối mặt với các mối nguy hại trực tuyến trong thời kỳ phong tỏa

ClockThứ Năm, 16/04/2020 19:29
TTH - Trong một cảnh báo mới đây, LHQ cho rằng các lệnh phong toả và cách ly nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 đã khiến ngày càng nhiều trẻ em dành thời gian lên mạng, dẫn tới gia tăng rủi ro về các mối nguy hại trực tuyến cho hàng triệu thanh thiếu niên trên khắp thế giới.

Cần bảo vệ trẻ em trước các mối nguy hại trực tuyến. Ảnh minh hoạ: THX/Tuoitre

Theo ông Howard Taylor, Giám đốc điều hành của tổ chức Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm chấm dứt bạo lực đối với trẻ em, với việc đóng cửa trường học và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt khác, ngày càng nhiều gia đình dựa vào các giải pháp công nghệ và kỹ thuật số để trẻ em được học tập, giải trí và kết nối với thế giới bên ngoài, nhưng không phải tất cả trẻ em đều có kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để giữ an toàn khi sử dụng các nền tảng trực tuyến.

Thực tế, hơn 1,5 tỷ trẻ em và thanh thiếu niên đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa các trường học trên toàn thế giới khiến nhiều trẻ phải tham gia các lớp học và giao tiếp xã hội trên mạng. Việc dành nhiều thời gian hơn cho các nền tảng ảo có thể khiến trẻ em dễ bị lạm dụng tình dục trực tuyến bởi những “kẻ săn mồi” tinh vi trên mạng, UNICEF cảnh báo.

UNICEF cũng cho rằng, việc thiếu tiếp xúc trực tiếp với bạn bè có thể dẫn đến nhiều rủi ro, đồng thời, việc giành nhiều thời gian lên mạng và không được kiểm soát cũng có thể khiến trẻ em tiếp xúc với các nội dung có hại, và đối mặt với nguy cơ bị đe doạ trực tuyến cao hơn.

Cần sự phối hợp đồng bộ

Trong bối cảnh đó, người đứng đầu UNICEF kêu gọi cần có sự hợp tác của chính phủ và các ngành liên quan để giữ an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên trên các nền tảng trực tuyến, thông qua các tính năng an toàn nâng cao và các công cụ mới để giúp phụ huynh và nhà trường giáo dục con cái cách sử dụng internet một cách an toàn.

Theo khuyến nghị của UNICEF và các tổ chức bảo vệ trẻ em, các chính phủ nên đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức và các sáng kiến ​​giáo dục về an toàn mạng và cung cấp đường dây nóng hỗ trợ ở địa phương. Trong khi đó, ngành công nghệ thông tin cần tăng cường các nền tảng trực tuyến với nhiều biện pháp an toàn hơn, đặc biệt là khi sử dụng các công cụ học trực tuyến.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ phải chịu trách nhiệm đảm bảo các thiết bị mà con cái mình sử dụng được cập nhật các phần mềm và chương trình chống virus mới nhất, cũng như hướng dẫn chúng về cách tự bảo vệ bản thân khi sử dụng internet.

BẢO NGHI

(Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến trong học sinh, sinh viên

Sáng 9/9, tại các trường: THPT Phú Bài (TX. Hương Thủy) và THCS Hà Thế Hạnh (TX. Hương Trà), Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức lễ phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và thuốc lá trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến trong học sinh, sinh viên
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội

Ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc để quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội
Toàn quốc có 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Sáng 20/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Văn Thưởng. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại UBND tỉnh với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Toàn quốc có 1 071 393 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Return to top