Thế giới

Hành khách từ Đông Nam Á đến Singapore sẽ phải tự cách ly

ClockThứ Hai, 16/03/2020 07:12
TTH.VN - Tất cả những hành khách nhập cảnh Singapore từ hoặc có đi qua các quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như Nhật Bản, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh trong vòng 14 ngày trước đó sẽ phải tự cách ly trong 2 tuần, theo biện pháp mới nhất của quốc gia này nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.

LHQ kêu gọi cẩn trọng nhưng không sợ hãi, WHO ra mắt Quỹ Đoàn kết đối phó dịch COVID-19Canada kêu gọi dân mua sắm văn minh như cách ngăn lây lan COVID-19Mỹ xem xét gỡ bỏ hạn chế đi lại với châu Á càng sớm càng tốt

Khách du lịch tại Singapore đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Bộ Y tế Singapore cho biết trong một tuyên bố, những người đến Singapore sẽ phải cung cấp chứng minh về nơi họ đang ở và có thể được xét nghiệm COVID-19, ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Động thái trên được đưa ra sau khi số ca nhiễm COVID-19 tại Singapore tăng lên 226 người trong ngày 15/3, ngay cả khi quốc đảo này chưa ghi nhận ca tử vong nào do dịch bệnh COVID-19.

Nhóm các quốc gia ASEAN bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, và Singapore.

Trong một biện pháp du lịch khác, bất kỳ hành khách nào đến Singapore có biểu hiện bị sốt hoặc có triệu chứng hô hấp khác sẽ được xét nghiệm COVID-19 và sẽ phải tự cách ly trong vòng 14 ngày, ngay cả khi xét nghiệm cho kết quả âm tính.

Các hạn chế du lịch mới của quốc gia này sẽ được xem xét lại trong vòng 1 tháng, khi đó những biện pháp này có thể sẽ tiếp tục được gia hạn.

Ngoài ra, Bộ Y tế Singapore cũng cho hay, người dân Singapore được khuyến cáo nên trì hoãn bất kỳ và tất cả các chuyến du lịch không cần thiết ra nước ngoài trong 30 ngày tới.

Trước đó vào ngày 14/3, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo tác động kinh tế từ đại dịch này có nguy cơ sẽ nghiêm trọng hơn so với thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 gây ra đối với Singapore.

*Australia áp đặt tự cách ly 14 ngày đối với tất cả hành khách quốc tế

Australia tuyên bố áp đặt tự cách ly 14 ngày đối với tất cả hành khách quốc tế đến quốc gia này từ nửa đêm ngày 15/3, đồng thời cấm du thuyền từ các cảng nước ngoài trong 30 ngày, nhằm làm chậm lại sự lây lan của COVID-19.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định, những biện pháp nghiêm ngặt được thực hiện nhằm làm chậm lại sự lây lan của đại dịch toàn cầu trên khắp Australia.

Các hạn chế biên giới mới được đưa ra khi Australia ghi nhận hơn 250 trường hợp nhiễm COVID-19 và 3 trường hợp tử vong.

Bên cạnh đó, Australia cũng đã áp đặt lệnh cấm đối với các hành khách đến từ Italy, Hàn Quốc, Iran, và Trung Quốc, những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao.                               

Lệnh cấm này đồng nghĩa là công dân nước ngoài đã ở bất kỳ quốc gia nào trong 4 quốc gia này sẽ không được phép nhập cảnh vào Australia trong 14 ngày, kể từ khi họ rời khỏi các quốc gia đó.

Tuy nhiên, công dân và thường trú nhân Australia đi từ các quốc gia đó vẫn có thể nhập cảnh vào Australia, nhưng phải tự cách ly trong 2 tuần sau khi trở về nhà.

Cũng trong ngày 15/3, Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi người dân thực hành “cách ly xã hội” (social distancing), như giữ khoảng cách 1m và không bắt tay, để làm giảm sự lây nhiễm.

Ông Scott Morrison cho rằng, sự cách ly xã hội sẽ giúp hạn chế nhu cầu đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe, điều đó đồng nghĩa với việc đem đến khả năng điều trị tốt hơn cho người cao tuổi, cũng như những người ở các cộng đồng xa xôi và dễ bị tổn thương.

Trên toàn cầu, số người tử vong do COVID-19 đã tăng lên trên 6.000 người, với hơn 159.000 ca nhiễm.

Trong khi Trung Quốc vẫn là quốc gia có nhiều ca tử vong nhất, với 3.199 ca; thì đại dịch hiện đang lây lan nhanh hơn ở khu vực châu Âu, khi có ít nhất 1.900 người tử vong ở Italy, quốc gia đang gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên lục địa này.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP, Nikkei, Reuters & Bloomberg)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Triển vọng tuyển dụng trong quý I năm 2025 khá lạc quan

Sau khi khảo sát 525 đơn vị, kết quả chỉ ra rằng trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đang tăng cao, các nhà tuyển dụng Singapore khá lạc quan về kế hoạch tuyển dụng trong năm mới 2025, đặc biệt là ngành vận tải, hậu cần và ô tô.

Triển vọng tuyển dụng trong quý I năm 2025 khá lạc quan
Return to top