Thế giới

Mỹ xem xét gỡ bỏ hạn chế đi lại với châu Á càng sớm càng tốt

ClockChủ Nhật, 15/03/2020 14:54
TTH.VN - Vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông hi vọng sẽ khôi phục lại việc đi lại giữa Mỹ và châu Á càng sớm càng tốt, nhất là khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại đây giảm hẳn.

Số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc xuống thấp nhất kể từ ngày 21/2Mỹ: Tổng thống Trump âm tính với SARS-CoV-2, mở rộng lệnh cấm du lịch tới Anh, IrelandCập nhật Covid-19: 143.676 ca nhiễm và 5.395 ca tử vong trên toàn cầuDu lịch toàn cầu giảm 25%, 50 triệu vị trí việc làm đối mặt với nguy cơ do COVID-19WHO tuyên bố châu Âu hiện là 'trung tâm' của đại dịch COVID-19

Mỹ xem xét gỡ bỏ hạn chế đi lại với châu Á càng sớm càng tốt khi Trung Quốc và Hàn Quốc đã vượt qua đỉnh điểm của dịch COVID-19. Ảnh minh họa: CNBC News/VOV

Nhận xét được Tổng thống Trump đưa ra trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để chống lại sự bùng phát và lây lan của dịch COVID-19 ở Mỹ.

Trả lời câu hỏi của báo giới về cách nhìn nhận của mình về những tiến bộ ở châu Á trong cuộc chiến chống dịch và kế hoạch gỡ bỏ hạn chế đi lại, cũng như cảnh báo du lịch đối với Trung Quốc và Hàn Quốc, Tổng thống Trump cho biết: “Một số đã có những thành quả tích cực, một số thì không. Tuy nhiên, khi các nước đang nỗ lực và đạt được kết quả giảm số ca nhiễm mới, sau khi kiểm nghiệm thông tin, chúng tôi chắc chắn sẽ gỡ bỏ hạn chế đi lại với các nước này”.

Theo tờ Yonhap, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/4 đã ra lệnh cấm du khách châu Âu, trừ Vương quốc Anh và Ireland nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 30 ngày. Điều lệnh bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14/3.

Tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành cảnh báo du lịch mức cao nhất cho Daegu, nơi có phần lớn các ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc và kêu gọi người dân Mỹ không đến đây du lịch. Phần còn lại của Hàn Quốc cũng được cảnh báo nguy hiểm và khuyến khích người dân xem xét quyết định du lịch đến đất nước này.

Trong khi đó, đối với những người đã ở Trung Quốc, tâm dịch COVID-19, tất cả đều bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 14 ngày qua.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top