Thế giới
Ngày Lương thực Thế giới (16/10):

Hệ thống lương thực cần được kết nối lại để ngăn chặn nạn đói gia tăng

ClockThứ Hai, 16/10/2023 10:22
TTH.VN - Nhân Ngày Lương thực Thế giới (16/10) năm nay, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc cho biết, để đạt được nhiều tiến bộ hơn trong cuộc chiến chống lại nạn đói, thế giới cần làm cho các cộng đồng có nguy cơ trở nên ít bị tổn thương hơn trước những cú sốc khí hậu và những tình huống khẩn cấp khác.

WFP: Khủng hoảng nạn đói toàn cầu khiến hơn 700 triệu người không biết khi nào mới có ănViệt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với WFP trong thực hiện các SDG 2030Các tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp

 Thu hoạch lúa mì trên một cánh đồng ở thành phố Allahabad, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

“Nếu chúng ta muốn thoát ra khỏi vòng tròn không bao giờ kết thúc của khủng hoảng và ứng phó, chúng ta cần giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của nạn đói bằng những dự án dài hạn, kéo dài nhiều năm, nhằm bảo vệ các cộng đồng khỏi tác động của khủng hoảng khí hậu”, ông Volli Carucci, người đứng đầu phụ trách các hệ thống thực phẩm và khả năng phục hồi của WFP nhận định.

Theo WFP, khoảng 345 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, và hệ thống nhân đạo đang phải nỗ lực để theo kịp nhu cầu. Khí hậu cực đoan là một nguyên nhân chính gây ra nạn đói trên toàn cầu, và chỉ tính riêng trong năm 2022, các sự kiện khí hậu cực đoan đã đẩy 56,8 triệu người vào tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Trong đó, chương trình viện trợ lương thực nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) lưu ý, các giải pháp vẫn sẵn có. Những hệ thống cảnh báo sớm có thể giúp các cộng đồng dễ bị tổn thương chuẩn bị cho những cú sốc thời tiết. Các cộng đồng và hệ thống lương thực địa phương có thể được bảo vệ bằng cách khôi phục nguồn nước, đào kênh tưới tiêu và xây dựng lại các rào cản tự nhiên chống lại những hiện tượng khí hậu cực đoan.

Vào năm 2022, 9,4 triệu người ở 50 quốc gia đã được hưởng lợi từ các chương trình của WFP nhằm khôi phục và quản lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất lương thực. Trong khi đó, 15 triệu người ở 42 quốc gia đã nhận được sự hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro khí hậu bằng những giải pháp như bảo hiểm mùa màng. Nhằm thực hiện các chương trình này, WFP làm việc với các cộng đồng, các chính phủ, những cơ quan khác của LHQ và các tổ chức phi chính phủ.

Cũng theo WFP, có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc làm cho các hệ thống thực phẩm trở nên linh hoạt hơn. Một số chương trình hỗ trợ người dân nông thôn khôi phục độ phì nhiêu của đất, xây dựng lại cơ sở hạ tầng thị trường và giảm tổn thất sau thu hoạch. Những cách tiếp cận khác như phục hồi đất và bảo tồn nguồn nước… cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

LÊ THẢO (Lược dịch từ WFP)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
Đầu tư hệ thống thoát nước đô thị

Nhiều năm qua, tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển hệ thống thoát nước tại các đô thị nhằm đáp ứng với nhu cầu và quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, thực trạng tiêu thoát nước chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra, việc đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, giảm ngập cho khu vực đô thị được xem là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Đầu tư hệ thống thoát nước đô thị
Giữ chân người lao động ở lại hệ thống an sinh

Số lượng người lao động (NLĐ) rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần liên tục tăng trong những tháng đầu năm 2024 nên cùng với việc tuyên truyền, vận động NLĐ ngừng rút BHXH một lần, BHXH tỉnh tuyên truyền về lợi ích khi nhận lương hưu và các chính sách an sinh dành cho NLĐ khi tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc.

Giữ chân người lao động ở lại hệ thống an sinh
Return to top