Thế giới

WFP: Khủng hoảng nạn đói toàn cầu khiến hơn 700 triệu người không biết khi nào mới có ăn

ClockThứ Bảy, 16/09/2023 11:48
TTH.VN - Cuộc khủng hoảng nạn đói toàn cầu đã khiến hơn 700 triệu người hiện vẫn chưa biết khi nào mới “có ăn” trở lại, nhất là khi nhu cầu về thực phẩm đang tăng lên không ngừng và nguồn tài trợ nhân đạo đang cạn kiệt, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) Cindy McCain cho biết.

Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạoCần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡngTổng thư ký Liên Hiệp Quốc thăm Pakistan thúc đẩy viện trợ cho hàng triệu người bị lũ lụtWTO: Căng thẳng ở Ukraine có thể làm giảm 50% tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2022Châu Âu cần thiết lập hành lang nhân đạo cho người tị nạn Afghanistan

Gần 47 triệu người ở hơn 50 quốc gia chỉ cách nạn đói một bước. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+ 

Theo đó, Giám đốc WFP Cindy McCain chia sẻ với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc rằng vì thiếu kinh phí, nên đã buộc phải cắt giảm khẩu phần lương thực của hàng triệu người và “sẽ còn nhiều đợt cắt giảm nữa”.

Bà Cindy McCain cho biết: “Chúng ta đang sống với một loạt các cuộc khủng hoảng kéo dài và điều này đồng thời sẽ tiếp tục đẩy các nhu cầu nhân đạo toàn cầu tăng lên. Đây là thực tế mới của cộng đồng nhân đạo – điều bình thường mới của chúng ta và chúng ta sẽ phải giải quyết hậu quả trong nhiều năm tới”.

Giám đốc WFP thông tin, cơ quan này đã ước tính gần 47 triệu người ở hơn 50 quốc gia chỉ cách nạn đói một bước và 45 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hiện đang phải chịu đựng tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính.

Theo ước tính của WFP từ 79 quốc gia nơi cơ quan này có trụ sở tại Rome đang có hoạt động, có tới 783 triệu người, tức 1/10 dân số thế giới, vẫn phải đi ngủ mỗi đêm trong cơn đói. Cơ quan này cho biết, hơn 345 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ cao trong năm nay, tức tăng gần 200 triệu người so với đầu năm 2021, giai đoạn trước đại dịch COVID-19.

WFP cho biết, nguồn gốc của những con số tăng vọt là “sự kết hợp chết người giữa xung đột, những cú sốc kinh tế, khí hậu khắc nghiệt và giá phân bón tăng vọt”.

Theo đó, suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra và xung đột ở Ukraine đã đẩy giá lương thực ra khỏi tầm với của hàng triệu người trên khắp thế giới, đồng thời giá phân bón cao khiến sản lượng ngô, gạo, đậu nành và lúa mì giảm.

“Thách thức chung của chúng ta là tăng cường quan hệ đối tác đa ngành, đầy tham vọng để giúp chúng ta giải quyết đói nghèo một cách hiệu quả và giảm nhu cầu nhân đạo trong tương lai dài hạn”, qua đây, bà Cindy McCain kêu gọi các lãnh đạo doanh nghiệp tại cuộc họp hội đồng tập trung vào vấn đề nhân đạo công cộng, quan hệ đối tác công tư. Mục đích không chỉ là tài trợ mà còn tìm ra các giải pháp sáng tạo để giúp đỡ những người cần giúp đỡ nhất trên thế giới.

Trong một ý kiến có liên quan, Michael Miebach, Giám đốc điều hành của Mastercard phát biểu với hội đồng rằng cứu trợ nhân đạo từ lâu đã là lĩnh vực của chính phủ và các tổ chức phát triển, đồng thời khu vực tư nhân được coi là nguồn quyên góp tài chính để cung cấp vật tư.

Theo Giám đốc Michael: “Tiền vẫn quan trọng, nhưng các công ty có thể cung cấp nhiều hơn thế. Khu vực tư nhân sẵn sàng giải quyết những thách thức trước mắt bằng cách hợp tác với khu vực công”.

“Kinh doanh không thể thành công trong một thế giới thất bại” và các cuộc khủng hoảng nhân đạo đã và đang ảnh hưởng đến đồng bào trên thế giới – Giám đốc Michael Miebach nhấn mạnh. Trong trường hợp này, một doanh nghiệp có thể sử dụng chuyên môn của mình để tăng cường cơ sở hạ tầng, đổi mới các phương pháp tiếp cận và cung cấp các giải pháp trên quy mô lớn nhằm cải thiện các hoạt động nhân đạo.

Jared Cohen, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Goldman Sachs chia sẻ, doanh thu của nhiều công ty đa quốc gia ngang bằng với GDP của một số nước trong Nhóm G20. 5 công ty Mỹ và nhiều đối tác toàn cầu của họ có hơn 500.000 lao động.

Các công ty toàn cầu ngày nay có trách nhiệm với các cổ đông, khách hàng, nhân viên, cộng đồng của chúng ta và đảm bảo duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Các doanh nghiệp có thể hoàn thành những trách nhiệm này trong thời kỳ khủng hoảng, trước tiên là bằng cách hợp tác với các công ty khác và khu vực công. 

Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng cần hành động nhanh chóng và đổi mới theo thời gian thực, sử dụng các kết nối địa phương và đưa chuyên môn của mình vào các hoạt động ứng phó nhân đạo.

Lana Nusseibeh, Đại diện thường trực của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tại Liên Hiệp quốc cho biết, Liên Hiệp quốc đã kêu gọi hơn 54 tỷ USD trong năm nay và cho đến nay, 80% số tiền này chưa được lấp đầy. Điều này cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với một hệ thống đang gặp khủng hoảng. Quan hệ đối tác công – tư từng là những bổ sung hữu ích, giờ đây lại càng quan trọng đối với công tác nhân đạo.

Trong thập kỷ qua, UAE đã phát triển “một nền tảng kỹ thuật số để hỗ trợ khả năng của chính phủ trong việc khai thác tốt hơn hỗ trợ quốc tế sau thảm hoạ thiên nhiên”. UAE cũng đã thành lập một trung tâm hậu cần nhân đạo lớn và đang hợp tác với các cơ quan của Liên Hiệp quốc, cũng như các công ty tư nhân về công nghệ mới để tiếp cận những người có nhu cầu.

Được biết, khoảng cách tài chính đã khiến những người dễ bị tổn thương nhất thế giới rơi vào “thời điểm vô cùng nguy hiểm”.

Các công ty đã tăng cường hành động, bao gồm cả ở Haiti và Ukraine và để giúp đỡ những người tị nạn ở Mỹ. Nhưng đã quá lâu, khu vực tư nhân chỉ tài trợ.

Nhìn chung, các doanh nghiệp đã thể hiện “sự hào phóng to lớn, nhưng vào năm 2023, họ còn có thể làm nhiều hơn nữa. Năng lực, bí quyết và sự đổi mới của họ là vô cùng cần thiết”. Do đó, khu vực công phải khai thác chuyên môn của khu vực tư nhân và biến nó thành hành động – Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp quốc Linda Thomas-Greenfield nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi

Tổ chức chống đói nghèo Oxfam mới đây cảnh báo rằng, hơn 24 triệu người ở miền Nam châu Phi phải đối mặt với nạn đói, suy dinh dưỡng và khan hiếm nước do hạn hán và lũ lụt, trong khi các chuyên gia cho rằng, tình hình có nguy cơ leo thang thành “tình trạng nhân đạo không thể tưởng tượng được”.

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi
Return to top