Thế giới

Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD

ClockThứ Ba, 21/03/2023 19:02
TTH.VN - Thông tin chính thức từ một quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 21/3 cho biết, Sri Lanka sẽ nhận được khoản giải ngân đầu tiên khoảng 330 triệu USD trong gói cứu trợ trị giá 2,9 tỷ USD từ IMF trong hai ngày tới, và sau đó, các khoản giải ngân tiếp theo sẽ đi liền với các đánh giá diễn ra 6 tháng/lần. Thông tin này mang lại nhiều hi vọng cho Sri Lanka – đất nước đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh thế nghiêm trọng.

Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếuNhiều tờ báo ở Sri Lanka đứng trước nguy cơ đình bản do thiếu giấyKhủng hoảng kinh tế, Sri Lanka hoãn thi vô thời hạn vì thiếu giấy in đề

leftcenterrightdel
 

Sri Lanka đang rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Theo Reuters, ban điều hành IMF xác nhận đã ký phê duyệt gói tín dụng trên và theo Tổng thống Sri Lanka, chương trình này sẽ cho phép đất nước tiếp cận khoản tài trợ tổng thể lên tới 7 tỷ USD.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Ranil Wickremesinghe đã bày tỏ lòng biết ơn tới IMF và các đối tác quốc tế vì sự hỗ trợ của họ khi chính phủ Sri Lanka đang nỗ lực đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng trong dài hạn thông qua quản lý tài chính thận trọng và các chương trình cải cách đầy tham vọng.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva vẫn cảnh báo Sri Lanka cần phải tiếp tục theo đuổi cải cách thuế và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo, đồng thời kiềm chế nạn tham nhũng – một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay.

Quản lý kinh tế yếu kém cùng với tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến Sri Lanka thiếu ngoại tệ nghiêm trọng cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu vào đầu năm ngoái, đẩy quốc gia Nam Á này vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ.

Tháng 4/2022, Sri Lanka đã tuyên bố vỡ nợ nước ngoài vì thiếu dự trữ ngoại tệ trầm trọng. Quốc gia với khoảng 22 triệu dân này đã cạn kiệt tiền mặt để tài trợ ngay cả cho những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu nhất, gây ra tình trạng bất ổn xã hội lớn.

Các cuộc biểu tình lan rộng phản đối việc quản lý kinh tế, tình trạng khan hiếm lương thực, nhiên liệu và thuốc men, và lạm phát phi mã đã buộc Tổng thống Sri Lanka khi đó là ông Gotabaya Rajapaksa phải từ chức vào tháng 7 năm ngoái.

Sau đó, ông Wickremesinghe tiếp quản vị trí Tổng thống. Trên cương vị mới, ông đã thực hiện cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trong một nỗ lực để đảm bảo sự hỗ trợ của IMF.

Thực tế, IMF đã tạm thông qua gói cứu trợ vào tháng 9 năm ngoái, nhưng quyết định cuối cùng vẫn phải chờ đợi cho đến khi Trung Quốc - nhà cho vay song phương lớn nhất của Sri Lank, đồng ý cơ cấu lại các khoản vay cho nước này.

Mới đây, Bắc Kinh khẳng định sẽ tạm hoãn các khoản nợ cho Sri Lanka trong 2 năm, nhưng sự nhượng bộ này không đáp ứng được kỳ vọng của IMF về tính bền vững của các khoản nợ của quốc đảo này.

Các quan chức tham gia đàm phán cho biết, các điều khoản tái cơ cấu nợ phải được tất cả các bên hoàn tất và nhất trí trước tháng 6, thời điểm IMF dự kiến sẽ xem xét lại chương trình cứu trợ.

Xử lý tham nhũng

Cũng theo Reuters, Sri Lanka cũng đang dựa vào thỏa thuận của IMF để mở khoá hàng tỷ USD viện trợ nước ngoài cho các dự án bị đình chỉ kể từ khi Sri Lanka vỡ nợ vào năm ngoái.

Trong nỗ lực để đáp ứng các điều kiện tiên quyết của gói cứu trợ từ IMF, Chính phủ Sri Lanka đã tăng gấp đôi thuế, tăng thuế năng lượng gấp 3 lần và cắt giảm trợ cấp. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng này đã dẫn đến các cuộc đình công làm tê liệt lĩnh vực y tế và hậu cần vào tuần trước. Tuy nhiên, Tổng thống Wickremesinghe nói rằng ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý với chương trình của IMF.

Ở phía IMF, bà Georgieva cho biết Sri Lanka phải tiếp tục các chương trình cải cách thuế gây tranh cãi này, quản lý chi tiêu chính phủ và loại bỏ trợ cấp năng lượng.

Trong một tuyên bố, bà nói rằng “cần duy trì đà cải cách thuế lũy tiến đang diễn ra, đồng thời củng cố mạng lưới an sinh xã hội và nhắm mục tiêu tốt hơn đến người nghèo”. Đồng thời, Giám đốc IMF cũng kêu gọi Sri Lanka giải quyết nạn tham nhũng tràn lan bằng một chương trình cải cách chống tham nhũng toàn diện hơn.

Nền kinh tế Sri Lanka đã sụt giảm ở mức kỷ lục 7,8% vào năm ngoái khi nước này phải vật lộn với tình trạng thiếu ngoại hối trầm trọng nhất kể từ khi giành độc lập vào năm 1948.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Thực hiện '5 quyết tâm', '5 bảo đảm' trong giải ngân đầu tư công

Sáng 16/7, kết luận Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024 được kết nối giữa điểm cầu trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện “5 quyết tâm”, “5 bảo đảm” để thúc đẩy giải ngân đầu tư công thời gian tới, nhất là đạt 95% theo kế hoạch năm 2024.

Thủ tướng Thực hiện 5 quyết tâm , 5 bảo đảm trong giải ngân đầu tư công
Tháo “điểm nghẽn” trong giải ngân vốn đầu tư công

Công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục là “điểm nghẽn” làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Một số dự án (DA) đầu tư ngoài ngân sách đã được chấp thuận nhà đầu tư, khởi công dự án nhưng tiến độ triển khai còn chậm.

Tháo “điểm nghẽn” trong giải ngân vốn đầu tư công
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
Return to top