Thế giới

Hiệp định quốc phòng mới của Singapore-Ấn Độ được nâng cấp đáng kể

ClockThứ Tư, 25/11/2015 14:40
TTH.VN - Trang Todayonline sáng nay (25/11) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói rằng, có rất nhiều tiềm năng cho các ngành công nghiệp quốc phòng của cả 2 nước Singapore và Ấn Độ hợp tác cùng nhau sau các thoả thuận vừa đạt được.

Singapore và Ấn Độ ngày hôm qua (24/11) đã ký tổng cộng 9 thỏa thuận, từ quốc phòng đến văn hóa, hàng không dân dụng, an ninh hàng hải và cả không gian mạng, khi 2 nước đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Lee Hsien Loong tại một buổi lễ ký kết tại Istana ngày 24/11/2015. Ảnh: Mediacorp.

Một Hiệp định Hợp tác Quốc phòng sửa đổi (DCA) sẽ cho phép 2 bên thiết lập các cuộc đối thoại thường xuyên giữa các Bộ trưởng Quốc phòng, tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải và khuyến khích hợp tác giữa các ngành công nghiệp quốc phòng của 2 nước.

Phát biểu với các phóng viên sau lễ ký kết, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết, DCA sửa đổi là một sự "nâng cấp đáng kể" so với những gì đã ký kết hơn một thập kỷ trước. "Chúng tôi cam kết các cuộc họp thường xuyên ở cấp cao nhất giữa các Bộ trưởng Quốc phòng, thắt chặt mối quan hệ giữa quân đội 2 nước, các cuộc tập trận, và nhất là hợp tác chặt chẽ hơn trong an ninh hàng hải".

Hiệp định khác cũng đã được ký kết trong chuyến thăm 2 ngày ở cấp nhà nước của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Singapore, bao gồm tăng cường hợp tác để chống lại nạn buôn bán ma túy, cải thiện an ninh mạng, thúc đẩy quy hoạch đô thị và quản lý nước thải. Lễ ký kết diễn ra trước sự chứng kiến ​​của cả Thủ tướng Ấn Độ Modi và nhà đồng cấp Singapore Lee Hsien Loong.

Khiến đường biển an toàn hơn

Theo DCA sửa đổi, với chữ ký của Bộ trưởng Quốc phòng Ng và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar, đánh dấu một mốc quan trọng trong việc tăng cường quan hệ quốc phòng. Văn kiện này được ký kết sau Hiệp định kỹ thuật (TA) ban đầu về

chia sẻ thông tin vận chuyển giữa Hải quân Singapore và Hải quân Ấn Độ vào tháng 7 năm nay. Trong số các thỏa thuận đã ký ngày hôm qua có các văn bản liên quan đến việc vận hành của TA.

Theo Bộ trưởng Ng, an ninh hàng hải là một huyết mạch quan trọng cho các nền kinh tế thương mại ở châu Á, cho dù đó là ở Biển Đông hoặc eo biển Malacca. "Ấn Độ là một bên liên quan trong lĩnh vực hàng hải khu vực từ thời xa xưa. Các ngành công nghiệp vận tải biển Ấn Độ đến đây đã xuất hiện trước cả khi thành lập đường bay", ông nói. "Singapore thấy điều đó là mối quan tâm chung để có hòa bình và ổn định, sự chắc chắn về đường biển, giảm căng thẳng và hạn chế tối thiểu sự gián đoạn trong thương mại hàng hải toàn cầu", Bộ trưởng Ng nhấn mạnh.

Singapore và Ấn Độ có mối quan hệ quốc phòng gắn bó và lâu dài, với cam kết song phương sâu sắc kể từ khi ký kết vào năm 2003. Sau DCA, cả 2 nước cũng đã ký các Hiệp định song phương về không quân và quân đội lần lượt trong các năm 2007 và 2008.

"Các hiệp định đã ký mang đến cho chúng ta một nền tảng tốt hơn, được nâng cấp lên từ các hiệp định quốc phòng trước đó của chúng tôi và những tín hiệu này cho thấy, Ấn Độ và Singapore là những đối tác quốc phòng chặt chẽ hơn bao giờ hết", Bộ trưởng Ng nói.

Thắt chặt quan hệ hàng không và văn hoá

Ngoài quốc phòng, mối quan hệ về hàng không và văn hóa giữa 2 nước cũng nhận được nâng cấp.

Một thỏa thuận đã ký kết giữa các đại diện của Ấn Độ và Singapore nhằm tìm cách mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như quy hoạch, thiết kế, xử lý hàng hóa và quản lý.

Thoả thuận này sẽ dẫn đến việc cải thiện sự kết nối hàng không khu vực, thúc đẩy du lịch giữa hai nước. Việc hợp tác sẽ bắt đầu ở các sân bay Jaipur và Ahmedabad, và có thể được mở rộng đến các sân bay khác.

Ngoài ra, một thỏa thuận khác nhằm mở rộng những khoản vay dài hạn cho 9 đồ tạo tác từ Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ cho Bảo tàng Văn minh châu Á cũng đã được ký kết.

Bảo Nghi (lược dịch từ Todayonline & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Return to top