Thế giới

Hiệp định RCEP hỗ trợ tiến trình mở cửa rộng lớn hơn của Trung Quốc

ClockThứ Tư, 24/11/2021 10:28
TTH.VN - Sự mở cửa ở cấp độ rộng hơn của Trung Quốc đã và đang nhận được một sự thúc đẩy lớn từ việc thực hiện hóa Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Australia và New Zealand cùng phê chuẩn Hiệp định RCEPSingapore cam kết tài trợ gần 5,9 triệu USD vật tư y tế cho kho dự trữ ASEANThương mại ASEAN-Trung Quốc phát triển, Việt Nam thắng lớnMalaysia đang trong quá trình sửa đổi đạo luật để phê chuẩn hiệp định RCEPRCEP thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - ASEAN, hỗ trợ phục hồi kinh tế

Hiệp định RCEP đóng vai trò quan trọng trong tiến trình mở cửa rộng hơn của Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/Vietnamnet

Ban thư ký của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - cơ quan lưu ký chính thức cho hiệp định RCEP, gần đây đã thông báo rằng 6 nước thành viên ASEAN bao gồm Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam và 4 quốc gia đối tác khác là Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia đã chính thức đệ trình phê chuẩn hiệp định RCEP, đáp ứng các điều kiện để thỏa thuận có hiệu lực ở 10 nước trên vào đầu năm sau. Bên cạnh đó, 5 quốc gia khác cũng tham gia hiệp định dự kiến sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan, mở đường cho việc thực hiện đầy đủ thỏa thuận.

Theo hiệp định RCEP,  lần đầu tiên Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có một hiệp định thương mại tự do. Đơn cử, thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật Bản, chẳng hạn như loa thùng sẽ ngay lập tức được hạ từ 10% xuống còn 0% trong năm đầu tiên. Trong khi đó, thuế áp dụng với một số sản phẩm nhập khẩu khác như lò nướng điện, bếp từ và nồi cơm điện sẽ được giảm dần từ 15% xuống 0% trong thời hạn 10 năm. Các biện pháp mở cửa như vậy sẽ không chỉ củng cố quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc – Nhật Bản, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc.

Về quy tắc xuất xứ, RCEP sử dụng nguyên tắc tích lũy theo khu vực. Điều này sẽ cho phép các công ty đa quốc gia tiếp cận rộng rãi hơn với các mức thuế ưu đãi của RCEP và các nước RCEP sẽ có xu hướng tăng cường hợp tác chuỗi giá trị và có nhiều cơ sở công nghiệp hơn trong khối thương mại để được hưởng ưu đãi thuế quan. Nó sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại nội khối RCEP mà còn làm sâu sắc hơn tiến trình hội nhập và phát triển một chuỗi cung ứng và giá trị của khu vực.

Khi có hiệu lực, RCEP sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao phủ lượng dân số đông gấp 4 lần của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gấp đôi CPTPP. Trong số các nước RCEP, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất.

Khi có hiệu lực, khối thương mại RCEP sẽ tiếp tục là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, thúc đẩy sự chuyển dịch trọng tâm của kinh tế thế giới sang phía Đông và đẩy mạnh phục hồi kinh tế toàn cầu trong thời kỳ hậu đại dịch.

Có thể nói rằng, RCEP chính là hiệp định khu vực thương mại tự do đầu tiên có tầm ảnh hưởng toàn cầu mà Trung Quốc tham gia vào quá trình xây dựng, trở thành cột mốc quan trọng trong việc thực hiện chiến lược mở rộng thương mại tự do của Trung Quốc. Các quy tắc RCEP đều mang tính tiêu chuẩn cao và toàn diện, có tính đến những nhu cầu đa dạng của các quốc gia trong khu vực vốn đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau.

Trong tương lai, hiệp định RCEP có thể sẽ không ngừng được nâng cấp. Ví dụ, theo thỏa thuận, sau khi RCEP có hiệu lực trong một thời gian nhất định, các nước trong khu vực có thể thực hiện các thỏa thuận cấp cao hơn về quy tắc xuất xứ... Số lượng thành viên RCEP cũng có khả năng tăng thêm. Cụ thể, 15 nước thành viên hiện tại của RCEP hoan nghênh Ấn Độ gia nhập hàng ngũ này vào bất cứ lúc nào, bất chấp trong quá khứ, Ấn Độ tuy đã đàm phán song lại rút lui.

Hơn nữa, 18 tháng sau khi hiệp định có hiệu lực, bất kỳ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hải quan riêng biệt nào cũng có thể đăng ký tham gia làm thành viên của hiệp định quy mô lớn này.

Bên cạnh việc sẵn sàng thực hiện đầy đủ hiệp định RCEP, Trung Quốc đã chính thức xin gia nhập CPTPP và Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA). Có thể nói rằng, việc thực hiện RCEP sẽ tạo tiền đề vững chắc cho Trung Quốc tham gia vào các hiệp định kinh tế và thương mại cấp cao hơn trong tương lai.

Việc ký kết RCEP và việc Trung Quốc xin gia nhập CPTPP có ý nghĩa sâu rộng đối với bức tranh tổng thể về cải cách và mở cửa của Trung Quốc. Các hiệp định thương mại tự do mà Trung Quốc đang thực hiện sắp được nâng cấp và một số vấn đề liên quan đến cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể sẽ được giải quyết với tốc độ nhanh hơn. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc cần thực hiện các quy tắc quốc tế tiêu chuẩn cao hơn về thương mại và đầu tư.

Cả RCEP và CPTPP đều liên quan đến tất cả các chính sách về thương mại và đầu tư quốc tế. Thực hiện chiến lược mở rộng thương mại tự do sẽ giúp Trung Quốc kết hợp các quy tắc trong nước với các quy tắc kinh tế và thương mại quốc tế tiêu chuẩn cao hơn, thúc đẩy quá trình mở cửa thể chế của đất nước.

RCEP là một cột mốc quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thực hiện các chiến lược mở rộng thương mại tự do. Khi quá trình áp dụng các hiệp định tiêu chuẩn cao hơn như CPTPP và DEPA tiến triển, Trung Quốc sẽ thúc đẩy mở cửa ở cấp độ cao hơn. Do đó, doanh nghiệp nên nỗ lực thích nghi hài hòa với xu thế mới của thời đại, bởi thị trường trong nước và quốc tế cởi mở hơn sẽ là rất tốt cho tương lai của các doanh nghiệp.

Về phần mình, chính phủ Trung Quốc cần tăng cường giám sát và cung cấp các dịch vụ liên quan, từ việc thực hiện các luồng dữ liệu xuyên biên giới đến mở cửa hơn nữa thương mại dịch vụ xuyên biên giới, một quốc gia ngày càng mở cửa thì quốc gia đó càng cần phải điều phối an ninh và phát triển, ngăn ngừa rủi ro.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Return to top