Thế giới

Hiệp định thương mại RCEP có hiệu lực đối với Hàn Quốc

ClockThứ Ba, 01/02/2022 17:11
TTH.VN - Từ ngày hôm nay (1/2), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực đối với Hàn Quốc, được kỳ vọng ​​sẽ giúp đa dạng hóa danh mục thương mại của quốc gia này, theo nguồn tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc.

RCEP: Chiến thắng cho một khu vực cởi mởTrung Quốc, Hàn Quốc cam kết mở cửa rộng hơn theo nội dung hiệp định RCEPCác thương vụ tăng cao trong tuần đầu tiên thực thi hiệp định RCEP

Các container hàng hoá tại cảng Busan, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trước đó hồi tháng 11/2020, Hàn Quốc đã ký kết hiệp định thương mại này với 14 quốc gia khác, bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Tiếp đó, vào tháng 12 năm ngoái, Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn hiệp định này.

Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, hiệp định thương mại RCEP có hiệu lực vào ngày 1/2, 60 ngày sau khi Chính phủ Hàn Quốc nộp văn kiện phê chuẩn cho Ban thư ký ASEAN.

Được biết, hiệp định RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, khi 15 quốc gia thành viên chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dân số và khối lượng thương mại toàn cầu, số liệu của Chính phủ Hàn Quốc cho thấy.

Vào ngày 1/1 vừa qua, hiệp định này đã chính thức có hiệu lực đối với một số quốc gia; dựa trên quy định rằng, hiệp định sẽ có hiệu lực khi ít nhất 6 quốc gia thành viên ASEAN và 3 quốc gia ngoài ASEAN đệ trình văn kiện phê chuẩn sau khi hoàn tất các thủ tục trong nước.

Cũng theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ giúp các công ty của quốc gia này tăng cơ hội tiến ra những thị trường nước ngoài, khi hiệp định mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc, bao gồm thép và ô tô, cũng như các lĩnh vực dịch vụ như trò chơi trực tuyến, hoạt hình, phim và âm nhạc.

Số liệu từ Chính phủ Hàn Quốc cho biết thêm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang các quốc gia thành viên của hiệp định RCEP đã đạt 254,3 tỷ USD vào năm 2020, chiếm khoảng một nửa tổng lượng hàng xuất khẩu của nước này. Đây cũng là hiệp định thương mại tự do đầu tiên được ký kết với sự tham gia của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Lê Thảo (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 70 NĂM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH GENÈVE (21/7/1954 – 21/7/2024)
Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán

Với kinh nghiệm quý báu từ Hội nghị Genève, cùng trí tuệ và bản lĩnh ngoại giao sắc bén, Đại sứ Hà Văn Lâu góp phần rất lớn đưa đến sự thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, buộc Mỹ phải chấp nhận rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ vào mùa Xuân 1975 lịch sử.

Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)
Khẳng định khát vọng hòa bình và độc lập

Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, là minh chứng cho ý chí vững vàng và khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, các chuyên gia, học giả nước ngoài đã nhấn mạnh tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của hiệp định này đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Khẳng định khát vọng hòa bình và độc lập
Return to top