Thế giới

Hiroshima, Nagasaki hối thúc Nhật ký, phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp quốc

ClockThứ Bảy, 21/11/2020 15:49
TTH.VN - Thị trưởng của hai thành phố của Nhật Bản bị tàn phá bởi bom nguyên tử của Mỹ trong Thế chiến II đã thúc giục chính quyền trung ương ký và phê chuẩn hiệp ước của Liên Hiệp quốc cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực vào tháng Giêng tới.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc quan ngại tiến trình xóa bỏ vũ khí hạt nhân bị đẩy lùiQuan chức Nhật Bản-Mỹ thảo luận phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều TiênLiên Hiệp quốc thông qua nghị quyết xóa bỏ hạt nhân do Nhật đề xuấtNhật kêu gọi nỗ lực phi hạt nhânPhóng xạ ở Thái Bình Dương trở lại mức bình thường sau vụ Fukushima

Là nước duy nhất bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân nhưng Nhật Bản chưa tham gia vào Hiệm ước Cấm vũ khí hạt nhân. Ảnh minh họa: Vietnam+

“Có một sự thừa nhận rằng vũ khí hạt nhân là một tệ nạn tuyệt đối đã lan rộng trên thế giới,” Thị trưởng TP. Hiroshima Kazumi Matsui cho biết ngay từ đầu cuộc họp tại Bộ Ngoại giao với ông Eiichiro Washio, Thứ trưởng Ngoại giao, cùng với sự tham dự của Thị trưởng TP. Nagasaki Tomihisa Taue.

Trong cuộc họp, các thị trưởng đã trao cho ông Washio một bức thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi, yêu cầu chính phủ tham dự cuộc họp của các quốc gia thành viên Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân với tư cách là quan sát viên nếu nước này không thể ký ngay hiệp ước.

Bức thư kêu gọi chính phủ phát huy vai trò lãnh đạo trong các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân với tư cách là quốc gia duy nhất bị tấn công hạt nhân.

Ông Washio nhắc lại quan điểm của chính quyền trung ương về vấn đề này rằng Chính phủ Nhật Bản chia sẻ mục tiêu của hiệp ước nhưng áp dụng một cách tiếp cận khác đối với việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân, các thị trưởng nói với các phóng viên sau cuộc họp.

Vào tháng 10, Liên Hiệp quốc cho biết Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 ký hiệp ước, đạt đến ngưỡng cần thiết để hiệp ước được phê chuẩn và mở đường cho hiệp ước có hiệu lực vào ngày 22/1/2021.

Hiệp ước, được thông qua vào năm 2017, sẽ trở thành thỏa thuận quốc tế đầu tiên ngăn cấm việc phát triển, thử nghiệm, sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Kyodo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top