Thế giới

Hitachi nhắm đến các dự án đường sắt cao tốc từ Texas đến Thái Lan

ClockThứ Năm, 24/10/2019 14:50
TTH.VN - Hitachi đang nỗ lực mở rộng thị trường dịch vụ đường sắt tốc độ cao ngoài 2 thị trường truyền thống là Nhật Bản và châu Âu. Hãng đã tìm cách tham gia một dự án kết nối 2 thành phố Dallas và Houston ở bang Texas (Hoa Kỳ) và tham gia vào dự án liên kết sân bay Bangkok.

Thái Lan muốn thành trung tâm của hệ thống đường sắt xuyên ASEANNgành đường sắt Tokyo khuyến khích khách sử dụng tàu hỏa vào giờ cao điểmLào, Việt Nam xây dựng đường cao tốc Hà Nội-Vientiane

 Hệ thống đầu máy tàu lửa cao tốc của Hitachi đang được Hãng vận hành đường sắt của Anh LNER sử dụng. Ảnh: Asian Nikkei Review.

Tập đoàn công nghiệp Nhật Bản này đã làm việc với chính quyền bang Texas, ông Alistair Dormer - Phó Chủ tịch điều hành giám sát các hoạt động đường sắt của tập đoàn, nói với Nikkei. Công ty đang cố gắng giành được một hợp đồng quy mô lớn bao gồm việc xây dựng hệ thống đầu máy, hệ thống tín hiệu và phát triển các đô thị xung quanh các nhà ga.

Dự án đường sắt cao tốc dài 240 dặm (386km) được phát triển bởi công ty tư nhân Texas Central Partners, sẽ kết nối Houston và Dallas trong 90 phút bằng tàu cao tốc shinkansen. Công ty Đường sắt Trung Nhật Bản, hay Central JR, đã thể hiện sự quan tâm đến dự án.

Hitachi cũng tìm cách cung cấp xe lửa cho dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc của Công ty Đường sắt Thái Lan nối Bangkok và ba sân bay lớn ở nước này. Một tập đoàn địa phương - Charoen Pokphand Group đã giành được thỏa thuận, nhưng công ty Nhật Bản cũng muốn vào cuộc nếu nước chủ nhà cần một nhà cung cấp mới.

Hitachi đang thảo luận về dự án với các cơ quan viện trợ và tài trợ như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), ông Dormer cho biết.

Hoạt động kinh doanh đường sắt của Hitachi có doanh thu 616,5 tỷ Yên (5,67 tỷ USD) trong năm tài khóa vừa qua, trong đó thị trường châu Âu chiếm gần 60% và Nhật Bản gần 20%. Nhưng công ty vẫn muốn mở rộng thị trường mới để tăng trưởng. Hoạt động kinh doanh đường sắt của hãng được cũng cố bởi các thương vụ mua lại 2 công ty của Italia – Công ty sản xuất đầu máy xe lửaAnsaldoBreda và Nhà phát triển hệ thống kiểm soát xe lửa Ansaldo STS vào năm 2015.

Thị trường đường sắt thế giới sẽ tăng trưởng 2,7% hàng năm cho đến năm 2023 và đạt mức trung bình 192 tỷ euro (213 tỷ USD) từ năm 2021 đến 2023, theo UNIFE (Hiệp hội Công nghiệp Đường sắt châu Âu).

Hitachi sẽ tập trung vào phát triển công nghệ thay vì theo đuổi quy mô, ông Dormer cho biết, và lưu ý rằng công ty đang liên hệ với một số công ty khởi nghiệp về công nghệ.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Asian Nikkei Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top