Thế giới

Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia cạnh tranh kỹ thuật số nhất thế giới

ClockThứ Sáu, 02/10/2020 07:03
TTH.VN - Trong phiên bản mới nhất của Bảng Xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Kỹ thuật số Thế giới của Viện Phát triển Quản lý (IMD) tại Thụy Sĩ, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong năm thứ 3 liên tiếp.

Nền kinh tế kỹ thuật số có thể giúp công dân kiểm soát tài chínhAPEC kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi kỹ thuật số

Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo đó, Hoa Kỳ ghi nhận kết quả tốt về giáo dục, nghiên cứu và phát triển. Quốc gia này cũng dẫn đầu bảng xếp hạng trong năm thứ 3 về sự tham gia điện tử của công dân.

Xếp ngay sau Hoa Kỳ, Singapore giữ vị trí là quốc gia cạnh tranh kỹ thuật số thứ 2 trên thế giới. Trước đó hồi tháng 6 năm nay, Singapore đã giữ vững vị trí hàng đầu là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới trong phiên bản mới nhất của Bảng Xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Thế giới IMD, một cuộc khảo sát trên 63 nền kinh tế phân tích khả năng tạo ra sự thịnh vượng.

Nằm trong top 5 của Bảng Xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Kỹ thuật số Thế giới là Đan Mạch, Thụy Điển, và Hồng Kông. Trong đó, Hồng Kông tăng 3 bậc so với bảng xếp hạng hồi năm ngoái, lên vị trí thứ 5. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng lọt vào top 10 của bảng xếp hạng tổng thể năm nay, khi tăng 2 bậc để xếp hạng thứ 8.

Bảng xếp hạng đánh giá năng lực của 63 quốc gia và nền kinh tế trong việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế trong kinh doanh, Chính phủ và xã hội rộng lớn hơn.

3 yếu tố chính được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh kỹ thuật số bao gồm: kiến ​​thức (đánh giá năng lực hiểu và xây dựng các công nghệ mới); công nghệ (đánh giá khả năng phát triển những công nghệ kỹ thuật số mới); và sự sẵn sàng cho tương lai (đánh giá mức độ sẵn sàng khai thác chuyển đổi kỹ thuật số).

Đáng chú ý, cuộc khảo sát năm nay được thực hiện từ tháng 2-5 trong thời gian cao điểm của đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng làm tăng sự phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật số.

Ông Arturo Bris, Giám đốc Trung tâm Cạnh tranh Thế giới IMD cho rằng: “Thế giới hậu COVID-19 sẽ được đặc trưng bởi sự phục hồi hình chữ K, với 2 loại nền kinh tế: những nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng và những nền kinh tế phục hồi chậm hơn. Sự phục hồi được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như “sức khỏe” của tài chính công. Nhưng về cơ bản, cũng bởi khả năng cạnh tranh kỹ thuật số của các nền kinh tế đó".

Tất cả các quốc gia được xếp hạng hàng đầu đều thành thạo trong việc sử dụng tài năng kỹ thuật số một cách hiệu quả, có khuôn khổ quy định hiệu quả và nhanh chóng trong việc áp dụng các công nghệ mới.

Lê Thảo (Lược dịch từ Straits Times)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Tuyển Việt Nam tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng FIFA tháng 11

Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) vừa công bố bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia trên thế giới. Đội tuyển Việt Nam đứng thứ 116, tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng thế giới và đứng thứ 21 tại khu vực châu Á.

Tuyển Việt Nam tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng FIFA tháng 11
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top